* Cô giáo yêu con trẻ mang tấm lòng người mẹ
* Cô giáo yêu con trẻ mang tấm lòng người mẹ
Tin tức cập nhật liên quan đến giáo viên vùng cao
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
- Những ngày tháng 8 học sinh trên cả nước bắt đầu tựu trường. Đây cũng là lúc các thầy cô giáo vùng cao phải vượt qua những cung đường khó để đến điểm trường tiếp tục sự nghiệp gieo con chữ.
Rất nhiều những hình ảnh đến trường chuẩn bị năm học mới đầy gian nan đã được chính các thầy cô giáo chia sẻ trên mạng Facebook và khiến người xem không khỏi xúc động, cảm phục.
Sau kỳ nghỉ hè, các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) quay trở lại trường chuẩn bị cho năm học mới phải đi qua đoạn ngã ba suối đã bị lũ cuốn mất cống, sạt lở.
Dưới đây là clip cô giáo Đào Thị Phượng đứng bên bờ suối quay cảnh các thầy giáo cùng với người dân kéo đẩy xe máy qua đoạn đường sạt lở.
Dưới đây là đường đến trường của cô trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tá Bạ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)
Một cô giáo Trường Tiểu học Hoang Thèn (Phong Thổ, Lai Châu) trên đường đến lớp thì xe máy trượt lao xuống vực, đang được đồng nghiệp kéo lên. Nguồn: FB Chúng tôi là giáo viên Tiểu học.
Đường đến trường của các thầy cô giáo huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũng đầy rẫy những gian nan:
Nếu không có những hình ảnh dưới đây, thật khó hình dung con đường đến trường để gieo con chữ của các thầy cô giáo lại khó khăn, vất vả đến vậy.
Những hình ảnh này sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, cảm thông của mọi người, đặc biệt là sự chia sẻ của chính các đồng nghiệp giáo viên ở khắp mọi miền của đất nước. Hầu hết đó là những lời động viên mong các thầy cô vùng khó cố gắng, nỗ lực để bám trường lớp, tiếp tục sự nghiệp gieo chữ.
Yêu nghề, hết lòng vì công việc và say mê nghiên cứu, sáng tạo, đó là mô tả ngắn gọn về ThS Bùi Vũ Ngọc Trâm - giáo viên Ngữ văn, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái).
Ứng dụng công nghệ để "hút” học trò
Gần 15 năm đứng trên bục giảng, cô Ngọc Trâm luôn truyền cảm hứng tới học trò bằng những bài giảng đầy sáng tạo. Đặc biệt, cô tận dụng mạng xã hội Facebook, TikTok… để học sinh sáng tạo hơn trong học tập, như tạo video trả bài đăng trên các trang mạng và tính điểm cộng thi đua trên cơ sở lượt người xem.
Cô Trâm chia sẻ: "Hiện tượng trẻ mê chơi game, thích sử dụng điện thoại, mạng xã hội hơn học... là có thật. Nhiều phụ huynh nhìn nhận đó là việc xấu, lo lắng và tìm mọi cách ngăn cản, nghiêm cấm... Tuy nhiên, tôi lại thấy được một góc nhìn mới về các em, biến điều đó thành một thế mạnh trong học tập. Để có một video hay, nhiều người xem, học sinh phải mất thời gian chăm chút, chỉnh sửa cho thật chu đáo. Khi ấy, thời gian các em dành cho những trò game chưa kiểm định sẽ ít đi và dần được thay thế bằng sự sáng tạo khác”.
"Các em thấm vào không gian ‘chơi mà học, học như chơi’ một cách tự nhiên. Việc của giáo viên là liên tục trao đi thật nhiều động lực thúc đẩy cho học sinh của mình sáng tạo và học tập. Vấn đề là các em không còn cảm giác bị cha mẹ bắt học mà thay vào đó là tự học, được tự do sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng và liên kết... để trình bày cách giải quyết vấn đề của bản thân. Đó cũng là điều tôi luôn hướng đến với mong muốn chuyển hóa cách thức và phương pháp học tập truyền thống sang hiện đại một cách nhẹ nhàng, dễ áp dụng, dễ triển khai nhất”, cô Trâm chia sẻ.
Sinh ra trong gia đình có mẹ là Nhà giáo Ưu tú, ngay từ nhỏ, tình yêu nghề giáo đã được nuôi dưỡng, lớn dần trong cô Bùi Vũ Ngọc Trâm. Để rồi đứng giữa nhiều ngã rẽ, cô vẫn chọn cho mình con đường về với học sinh bản làng vùng cao. Đó là Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Yên Bình.
Những tháng ngày mới ra trường, cảm xúc lắng đọng trong cô chưa bao giờ phai nhạt. Vẻ đẹp và thiêng liêng của nghĩa cô trò trở thành sợi dây xuyên suốt gắn kết cô với bao lớp thế hệ học trò nơi đây.
"Ngày trước, giáo dục vùng cao rất khó khăn. Nhưng với tôi, từ ngày ra trường cho tới hôm nay, bản thân vẫn luôn có một tình yêu rất lớn với mảnh đất và ngôi trường nơi này. Có những ngày mưa bão đến trường, nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh bằng những nắm cơm, gói mì trao vội, tôi được tiếp thêm nghị lực để bám bản, bám trường... Chỉ nghĩ và nhớ lại thôi đã thấy ăm ắp những yêu thương và hạnh phúc”, cô Trâm nói.
Chính bởi tình yêu đã trao gửi nơi mảnh đất còn nhiều khó khăn và thiếu thốn với phần lớn học sinh con em đồng bào Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, cô Trâm luôn tìm cách chia sẻ, động viên học sinh cố gắng trong học tập. Cô trở thành người bạn của trò. Sau mỗi giờ lên lớp, cô luôn trăn trở để thu hẹp khoảng cách giáo dục, khao khát tìm ra lời giải cho câu hỏi: "Làm sao để trẻ thích học?”.
Vùi đầu vào nghiên cứu các phương pháp học tập hiện đại, tìm tòi những cách thức trong tư duy và kỹ năng học nhóm để hướng dẫn cho học trò, cô Trâm đã hiện thực hóa "Ứng dụng phương pháp lớp học đảo ngược”, "Sơ đồ tư duy và công cụ 5 phút thuộc bài” trong giảng dạy. Sau chưa đầy 4 năm đổi mới phương pháp, chất lượng học tập của học sinh lớp cô phụ trách nói riêng, toàn trường nói chung đã có những chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng nhanh.
Với tinh thần khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ trong phương pháp sư phạm, kỹ năng giao tiếp, cô Trâm đã lan tỏa được năng lượng tích cực đến cho nhiều đồng nghiệp thông qua các buổi chuyên đề.
"Tôi hiểu rằng, sứ mệnh của mỗi người thầy là phụng sự cho con đường giáo dục mà mình cũng như hàng triệu giáo viên Việt Nam đã chọn. Người thầy xưa được ví như người lái đò đưa trò qua sông. Còn người thầy bây giờ là người truyền dạy cho trò cách để lái một con thuyền. Chính học trò sẽ là người thuyền trưởng lái con đò cuộc đời của mình qua sông.
Để thực hiện tốt con đường của mình, học sinh cần được trang bị, tiếp cận những phương thức giáo dục hiện đại cùng kho tri thức vô tận ngoài kia. Đây chính là yêu cầu khiến tôi phải luôn tìm tòi những điều mới mẻ trong giảng dạy”, cô Trâm chia sẻ.
Từ đầu năm học 2021 - 2022, ThS Bùi Vũ Ngọc Trâm đã chia sẻ với thầy cô trong tỉnh và các địa phương như Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, TPHCM... về phương pháp giảng dạy do mình nghiên cứu thông qua chuyên đề: "Ứng dụng phương pháp và công cụ dạy học hiện đại trong nhà trường” từ trực tiếp đến online. Cô cũng nhận lời mời chia sẻ cho các trường THPT, phòng GD&ĐT trong và ngoài tỉnh thông qua khóa học online "Làm sao để con thích học”. Đặc biệt hơn, cô Trâm đã mở được 3 khóa học online 0 đồng cho học sinh về phương pháp học tập mới với tên gọi "Bí quyết giúp trẻ thích học, biết cách học, khỏi cực nhọc”.
Gần 15 năm không ngừng phấn đấu, sáng tạo phương pháp giảng dạy, cô Ngọc Trâm đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng, đạt nhiều danh hiệu cao quý. Niềm vui lớn nhất của cô vẫn là hằng ngày được "truyền cảm hứng, vẻ đẹp văn chương” đến từng học trò, được "đồng hành” với học sinh vùng khó khăn.
Thạc sĩ Bùi Vũ Ngọc Trâm hiện là nhà giáo dục sáng tạo của Microsoft trong cộng đồng giáo viên sáng tạo toàn cầu. Cô được Sở GD&ĐT Yên Bái trao Bằng khen về thành tích đổi mới sáng tạo trong quản lý giảng dạy và học tập năm học 2021 - 2022; Bằng khen của UBND tỉnh năm học 2021 - 2022; là giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm liền.