Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy phân công, điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy phân công, điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Hải Phòng chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Đào Trọng Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.
Theo Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy: Điều động, phân công đồng chí Phạm Tuyên Dương, Ủy viên Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và thôi giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo nhiệm kỳ 2020-2025 để bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư pháp.
Luân chuyển đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Ủy viên Thành ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác tại huyện Vĩnh Bảo; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo nhiệm kỳ 2020-2025. Thời gian luân chuyển thực hiện theo quy định hiện hành.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy chúc mừng hai đồng chí Phạm Tuyên Dương và Nguyễn Hoàng Long được nhận nhiệm vụ công tác mới. Đồng thời ghi nhận quá trình đóng góp của đồng chí Phạm Tuyên Dương đối với sự phát triển của huyện Vĩnh Bảo trong thời gian qua.
Đối với đồng chí Nguyễn Hoàng Long, đồng chí Bí thư Thành ủy đánh giá là cán bộ được đào tạo bài bản, rèn luyện qua nhiều vị trí công tác, vị trí nào cũng luôn làm tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị đồng chí Nguyễn Hoàng Long trên cương vị công tác mới, tiếp tục nỗ lực cố gắng, luôn học hỏi, đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, công tác xây dựng Đảng của địa phương. Đồng thời đề nghị các tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức huyện Vĩnh Bảo tiếp tục đoàn kết, tạo điều kiện để đồng chí Nguyễn Hoàng Long hoàn thành tốt các nhiệm vụ thành phố giao.
Huyện Hoài Đức là địa phương có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, mô hình nông nghiệp gắn với du lịch xanh.
Huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16km, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Đan Phượng
- Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy
- Phía nam giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai
- Phía đông giáp quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông
Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Đáy chảy qua phía tây huyện, tạo thành ranh giới với các huyện Phúc Thọ và Quốc Oai. Dân số huyện năm 2019 là 262.943 người, trong đó 9% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.
Năm 621 đổi Tống Bình thành Tống Châu, tách đặt 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Nghĩa là Tống Châu gồm 2 huyện Hoằng Giáo và Nam Định. Thành lập Từ Châu gồm 3 huyện Từ Liêm (có sông Tô Lịch), Ô Diên (chỗ sông Hồng tiếp sang sông Đuống, nay là Phùng, Đan Phượng) và Vũ Lập.
Năm 622 tách Tống Châu đặt thêm huyện Giao Chỉ và huyện Hoài Đức. Nghĩa là Tống Châu gồm 4 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Nam Định, Giao Chỉ. Năm 623 đổi Tống Châu thành châu Nam Tống.
Năm 627, bỏ châu Nam Tống, lấy 3 huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức và Giao Chỉ kia để lập lại huyện Tống Bình (nay khoảng Hoài Đức, Từ Liêm). Dời huyện Giao Chỉ đến Nam Từ Châu rồi đổi tên nó thành huyện Giao Chỉ mới (khoảng Đan Phượng, Phúc Thọ) trên đường sang Phong Châu (Thạch Thất, Sơn Tây).
Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Huyện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.
Nghệ thuật tranh Kim Hoàng là một trong bốn nghệ thuật tranh: tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình.
Kim Hoàng (vùng đất nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) là hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, xây dựng đình chung vào ngày 3 tháng 2 năm Chính Hòa thứ 22. Tranh Kim Hoàng cũng giống như ba dòng tranh trên, cũng đủ loại như thờ cúng, chúc tụng, châm biếm... Dòng tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỷ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi hơn dòng tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, chàm xanh từ mực tàu hòa với màu nước chàm và các màu lấy từ thiên nhiên... Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng... Ví dụ như tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh trên giấy nền đỏ tạo một vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ trong dòng tranh Kim Hoàng. Cũng như các dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng cũng dần bị thất truyền. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.