Cách Sản Xuất Muối Hồng

Cách Sản Xuất Muối Hồng

đơn vị sản xuất muối công nghiệp (37)

đơn vị sản xuất muối công nghiệp (37)

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quản lý nhà nước về muối.

- Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành muối theo quy định tại Nghị định này và quy hoạch tổng thể diện tích đất làm muối và sản xuất, kinh doanh muối được phê duyệt; chỉ đạo kiện toàn hệ thống quản lý ngành muối từ trung ương đến các địa phương; xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh muối.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý về sản xuất, kinh doanh muối.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực muối.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến muối; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với muối.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tạm trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch mua, bán và bảo quản muối dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất muối; kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu; an toàn thực phẩm muối.

Điều kiện đối với sản phẩm muối lưu thông

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối phải công bố hợp chuẩn, hợp quy chất lượng muối phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm muối thực phẩm, muối tinh, muối công nghiệp theo quy định.

- Sản phẩm muối khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng theo công bố hợp chuẩn, hợp quy đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có bao bì, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm (trừ muối công nghiệp).

- Việc bổ sung tăng cường vi chất i-ốt, gia vị, phụ gia hoặc dược liệu vào sản phẩm muối dùng cho ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Quảng cáo sản phẩm hàng hóa muối, muối tăng cường vi chất i-ốt thực hiện theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, người lao động trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Muối là mặt hàng thiết yếu được Nhà nước thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.”

Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về muối, gồm:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;

- Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm muối;

- Tổ chức điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng muối, dự trữ quốc gia muối, bình ổn giá muối ăn và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định pháp luật.

Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân làm muối

Muối là mặt hàng thiết yếu được Nhà Nước thống nhất quản lí trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh muối diễn ra thuận lợi và đúng pháp luật, tổ chức, cá nhân cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến muối phải phù hợp quy định của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối phải đảm bảo:

- Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;

- Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;

- Nước sử dụng để rửa, sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

- Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất muối; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách đầu tư phát triển ngành muối hàng năm.

- Hướng dẫn, cân đối, bố trí nguồn vốn chi sự nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh, muối trong kế hoạch hằng năm.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc dự trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá muối theo Luật giá.

- Rà soát quy hoạch các doanh nghiệp hóa chất có sử dụng muối làm nguyên liệu và các phụ phẩm từ sản xuất muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối trong nước; chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tiêu thụ muối trong nước phục vụ ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tiết lưu thông muối trong từng thời kỳ bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn thị trường muối.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, kiểm soát, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh muối.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở cân đối cung cầu, điều hành xuất khẩu, nhập khẩu muối hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nhu cầu sử dụng đất làm muối trong khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đảm bảo đủ diện tích đất làm muối trong phạm vi cả nước.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến muối phục vụ tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất, chế biến muối của Nhà nước.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với muối thực phẩm theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

- Xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối thực phẩm (muối tăng cường vi chất i-ốt) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung i-ốt vào thực phẩm phù hợp với từng thời kỳ.

- Hướng dẫn sử dụng muối đối với người vì lý do bệnh lý không sử dụng được loại thực phẩm tăng cường vi chất i-ốt.

(Baonghean.vn) - Quỳnh Lưu (Nghệ An) hiện có khoảng 600 ha muối với sản lượng hơn 60.000 tấn/năm. Hiện nhiều công ty, doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất muối sạch, muối iốt xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Quỳnh Lưu là vựa muối lớn nhất tỉnh Nghệ An, nhờ chính sách thu hút đầu tư của địa phương, nhiều công ty, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chuyền sản xuất muối sạch, muối iốt; đến nay muối Quỳnh Lưu đã xuất khẩu thành công sang thị trường Mỹ và Nhật Bản.

HTX dịch vụ diêm nghiệp Yên Đông, xã Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu) có gần 130 ha với 132 thành viên tham gia sản xuất muối. Những năm trước, muối liên tục rớt giá khiến nhiều diêm dân không còn mặn mà với việc sản xuất; đã có không ít hộ bỏ hoang diện tích làm muối để đi làm ăn xa.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất muối hạt sạch, bà con xã viên áp dụng cách sản xuất muối theo phương pháp công nghệ trải bạt HDPE.

Với ưu điểm độ nóng của bạt cao làm cho muối kết tinh nhanh nên năng suất cũng tăng hơn từ 10 - 15% so với cách làm muối thông thường. Đặc biệt, sản phẩm muối hạt to đều, sạch, không lẫn tạp chất như sạn, vôi, đáp ứng được yêu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến muối xuất khẩu.

"Được sự hỗ trợ của Chi cục phát triển nông nghiệp tỉnh, Phòng nông nghiệp huyện quan tâm hỗ trợ cho HTX mô hình chuyển đổi chạt lọc với 90ha/130 ha. Hiện nay, HTX đang thí điểm thêm mô hình trải bạt ô kết tinh trên diện tích 10 ha đã cho hiệu quả rõ rệt, giảm sức lao động, tăng thêm thu nhập vì muối đẹp hơn, hạt to trắng; hiện các công ty bao tiêu 100% sản phẩm nên diêm dân rất phấn khởi" - ông Hoàng Văn Chính - Chủ nhiệm HTX dịch vụ diêm nghiệp Yên Đông cho biết.

Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 600 ha sản xuất muối với sản lượng hàng năm đạt hơn 60.000 tấn; tập trung ở các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Minh, An Hoà, Quỳnh Thuận, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thọ. Nhằm góp phần tăng giá trị hạt muối thô cho bà con diêm dân, những năm qua, huyện đã quan tâm thu hút đầu tư, nới lỏng các thủ tục hành chính để nhiều công ty chế biến muối có cơ hội tìm kiếm vùng nguyên liệu xây dựng nhà máy sản xuất tại địa phương.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 4 nhà máy chế biến muối tinh, muối i ốt gồm Công ty muối HaKaMatSu liên doanh Nhật Bản, Công ty muối Nghệ An, Xí nghiệp muối Vĩnh Ngọc và Công ty TNHH MTV muối xuất khẩu chất lượng cao Việt Nam.

Từ hoạt động chế biến, mỗi năm các đơn vị đã thu mua, bao tiêu khoảng 40.000 - 50.000 tấn muối thô cho bà con diêm dân, doanh thu xấp xỉ đạt 10 tỷ đồng.

Theo ông Hoàng Đức Tình, Quản đốc phân xưởng chế biến muối xuất khẩu chất lượng cao Việt Nam khẳng định: Qua khảo sát vùng nguyên liệu muối từ Bắc vào Nam, chúng tôi thấy muối Quỳnh Lưu đạt tiêu chuẩn để chế biến mặt hàng xuất khẩu. Các hàm lượng sắt, nattri, magiê tự nhiên… trong hạt muối của diêm dân Quỳnh Lưu đúng với tiêu chuẩn yêu cầu của bạn hàng.

Công ty chỉ việc thu mua muối, lọc những vi chất, cát sạn rồi xay đóng gói xuất khẩu chứ không cần phải thêm bớt một tỉ lệ vi chất nào. Điều này đã giúp công ty rất nhiều về mặt giảm nhân công, máy móc công nghệ. Đến nay, xưởng xuất khẩu muối sang Mỹ, Nhật Bản với khối lượng 40 - 60 tấn/ tháng.

Trong khi ngành chăn nuôi, trồng trọt đang gặp khó vì giá rớt thảm thì tín hiệu vui đến với bà con diêm dân khi bước vào thời điểm sản xuất muối chính vụ năm nay giá muối thô đã tăng lên từ 1.600 - 1.700 đồng/ kg (cao hơn từ 40.000 - 50.000 đồng/ tạ so với cùng kỳ năm ngoái). Nhờ đó, người làm nghề lại hối hả ra đồng lao động sản xuất, chạy đua với thời tiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Đậu Đức Năm - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Bước vào vụ sản xuất năm nay giá muối tăng lên đáng kể đã khích lệ tinh thần cho diêm dân hăng say sản xuất. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được gần 12.000 tấn muối, riêng tháng 6 nhờ thời tiết nắng nóng nên năng suất tăng gấp 5 lần, đạt 7.000 tấn.

Trong thời gian tới, ngoài những chính sách hỗ trợ cải tiến mô hình sản xuất muối của cấp tỉnh, Trung ương thì huyện sẽ có những ưu tiên như miễn thuế; hỗ trợ xây dựng kho muối, đường vận chuyển nguyên liệu cho bà con diêm dân yên tâm phát triển sản xuất, tránh tình trạng bỏ nại, bỏ đồng đi làm ăn xa.