Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/5/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/5/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Quyết định quy định cụ thể địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, đối với cây lúa, tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Đối với cây cao su, tại 8 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Đối với cây cà phê, tại 7 tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
Đối với cây hồ tiêu, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối với cây điều, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.
Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với lợn, tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Tỉnh Bắc Giang xác định ngành nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, vì vậy địa phương đã có nhiều giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng chất lượng cao, bền vững; trong đó phải kể đến việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách "tiếp sức". Được biết, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 8 nghị quyết quy phạm pháp luật giúp tăng nguồn lực hỗ trợ, tháo gỡ những nút thắt trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nghị quyết đã đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Hiệp Hòa được hỗ trợ để phát triển.
Đơn cử như Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 10/8/2021 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Nghị quyết số 21) ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh. Theo đó, Nghị quyết số 21 hỗ trợ HTX nhiều nội dung như tập trung đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Kết quả đến nay, hơn 70 lượt HTX được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Tìm hiểu tại HTX Sản xuất nông nghiệp An Thịnh, xã Ngọc Thiện (Tân Yên), sau khảo sát, đơn vị đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị quyết số 21 nên đầu năm 2023 được hỗ trợ 100 triệu đồng để thuê đất thực hiện dự án sản xuất gạo thơm Ngọc Thiện - sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Bà Nguyễn Thị Thơm, Giám đốc HTX cho hay, nhờ chính sách hỗ trợ nên HTX mở rộng diện tích cấy lúa từ hơn 6 ha lên 10 ha; góp phần hình thành vùng nguyên liệu rộng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho xã viên.
Theo Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 5/4/2023 của HĐND tỉnh quy định mức chi hỗ trợ đào tạo đối với thành viên, người lao động của tổ chức kinh tế tập thể và hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, 11 HTX tại các huyện: Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Yên Thế và thị xã Việt Yên được hỗ trợ tổng kinh phí hơn 422 triệu đồng để chi trả chế độ cho 13 lao động trẻ về làm việc. Thời gian hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm 2023. Phát huy thế mạnh, những lao động trẻ này đã giúp các HTX tìm kiếm, mở rộng thị trường; xây dựng thêm các sản phẩm mới; phụ trách khá tốt hoạt động kế toán, kiểm toán…
Ngoài ra, HĐND tỉnh còn ban hành 15 nghị quyết cá biệt về chuyển loại rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Nhờ vậy từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi hơn 450 ha rừng sang mục đích khác để thực hiện 96 dự án đầu tư công (làm đường giao thông, xây dựng trường học, xây dựng khu dân cư, cải tạo đường dây điện, khai thác đất san lấp…). Do đó, mạng lưới giao thông đường bộ của địa phương ngày càng hoàn thiện; nhiều công trình, dự án bảo đảm nguyên vật liệu, đất san lấp mặt bằng; quỹ đất được mở rộng để thu hút các dự án đầu tư và phát triển KT-XH.
Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho hay, quá trình triển khai, thực hiện, nhiều nghị quyết đã phát huy tính hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (thời tiết, dịch bệnh, thị trường...); diện tích đất canh tác còn manh mún, việc tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn; chưa có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, khoa học kỹ thuật hiện đại đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, T.Ư thay đổi các quy định, hướng dẫn liên quan nên địa phương khó áp dụng trong thực tiễn. Đây là rào cản khiến nhiều đơn vị không đáp ứng đủ các điều kiện mà một số nghị quyết đưa ra, không được hưởng chính sách hỗ trợ.
HTX Sản xuất và tiêu thụ mỳ gạo Quế Hằng, Châu Sơn (Tân Yên) được hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn, ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành thêm nhiều nghị quyết mới với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung sát thực tiễn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng chính sách. Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030 là một trong số đó. Theo chính sách mới này, trong 6 tháng cuối năm 2023, hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí mua thóc giống (20 nghìn đồng/kg). Năm 2024, HĐND tỉnh tiếp tục phân bổ hơn 58 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân các nội dung được quy định trong nghị quyết (lãi suất vay vốn tín dụng; tập trung đất đai; cơ giới hóa trong nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ giống lúa thuần chất lượng; cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP-WHO, hữu cơ; hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung…)
Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định nội dung và mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 67/2023/NQ-HĐND ngày 13/12/2023 quy định chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn giai đoạn 2024-2025… cũng là các chính sách mới, đang được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.
Được biết, ngay từ bước đầu, Thường trực HĐND tỉnh khóa XIX đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại nhiều địa phương để khảo sát, xin ý kiến tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp, HTX trước khi ban hành chính sách. Những nghị quyết sau khi ban hành mang tính đồng bộ, bài bản; được các cấp, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt; bảo đảm tính công khai, minh bạch, đúng quy định, đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Tại hội nghị đối thoại với Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở mới đây, đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, những năm gần đây, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Để “tiếp sức” cho hoạt động sản xuất, nhất là từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, HĐND tỉnh đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhiều nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà đã có bước phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, trở thành điểm sáng của cả nước.
Bốn năm liên tục, tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng trưởng dương, đạt tỷ lệ cao (năm 2020: 6,7%; năm 2021: 4,28%; năm 2022: 2,0%; năm 2023: 2,63%). Bên cạnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, mỗi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần nỗ lực khắc phục khó khăn; quan tâm ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; chủ động liên kết, chế biến sâu nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.
Bài, ảnh: Mạc Yến/ Theo báo Bắc Giang
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong nhiều chính sách cụ thể hóa gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất và tiêu dùng thì người nông dân sẽ được vay tiền với lãi suất 0% đối với các máy móc, thiết bị vật tư sản xuất nông nghiệp và được hỗ trợ 4% lãi suất đối với một số mặt hàng tiêu dùng. Thời gian cho vay tối đa dự kiến là 2 năm. Điểm đặc biệt của chính sách này là nông dân khi vay sẽ không phải thế chấp tài sản. Như vậy những hộ dân, đa số là hộ dân nghèo không có tài sản đảm bảo để vay thông thường như trước đây đều có thể vay vốn khi chính sách mới này ra đời, giúp cho ngay cả nông dân nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất và vươn lên.
Việc ban hành chính sách này cùng nhiều giải pháp kích cầu nông thôn trước đó triển khai nhanh và kịp thời sẽ có hiệu ứng tích cực trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất: sẽ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm.
Thứ hai: hỗ trợ lãi suất giúp người nông dân có điều kiện thuận lợi hơn mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, kích cầu vào khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GDP cả nước tăng thêm 1,2%.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách sao cho hiệu quả, đúng và trúng mục tiêu như đề ra: Đó là khuyến khích người nông dân mua trang thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp trong nước; chất lượng, giá cả sản phẩm phù hợp, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng chính sách này để đưa hàng chất lượng thấp và tăng giá bất hợp lý.
Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết: Nói sản xuất trong nước nhưng hàng cũng fải đảm bảo chất lượng và giá bán phải nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước, tức là fải đăng ký giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp lệnh giá. Thứ nữa là giao trách nhiệm rất rõ và có sự phối hợp cao của các ngành. Ví dụ về danh mục hàng hóa cho nông dân cũng cần nghiên cứu kỹ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh chịu trách nhiệm soạn thảo. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa đặt ra khi chính sách này đi vào cuộc sống là làm sao để hỗ trợ lãi suất mua những mặt hàng đúng nhu cầu của mỗi người dân. Bởi mỗi vùng miền, tỉnh khu vực, nhu cầu sử dụng trang thiết bị vật tư và tiêu dùng khác nhau. Nếu như không có phân tích, điều tra kỹ lưỡng nhu cầu của từng vùng, từng khu vực sẽ dễ dẫn tới chính sách đã có mà nông dân lại không mặn mà. Đây cũng là lưu ý đối với cơ quan chức năng và các địa phương để thực hiện hiểu quả chính sách.
Khi dự thảo chính sách này được thông qua và đi vào cuộc sống thì đây chính là một bước cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị về các giải pháp kích cầu, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có việc tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua việc cấp các khoản tín dụng ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị cho sản xuất; đồng thời qua chính sách này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển cơ khí trong nước để trang bị cho nông nghiệp./.