Dãy Núi Trường Sơn Dài Bao Nhiêu Km

Dãy Núi Trường Sơn Dài Bao Nhiêu Km

Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh", dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu là đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.

Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh", dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu là đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.

Dài hơn 1.100 km, dãy núi Trường Sơn là một trong những khối núi lớn nhất thế giới. Dãy núi chạy qua 21 tỉnh, thành của nước ta, được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương.

Khởi nguyên từ thượng nguồn sông Cả đến giáp miền Đông Nam Bộ, dãy núi Trường Sơn có chiều dài hơn 1.100 km, với tổng diện tích khoảng 22 triệu ha. Từ lâu, dãy núi này được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương hay “Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương”.

Dãy núi này nằm giữa 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia với hai vùng chính Bắc và Nam Trường Sơn. Đây cũng là một trong những dãy núi lớn trên thế giới.

Theo Atlat Địa lý Việt Nam, dãy Trường Sơn chạy qua 21 tỉnh, thành của nước ta như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Tô điểm cho sự hùng vĩ của dãy Trường Sơn là những khối núi lớn thuộc hàng bậc nhất Đông Dương như: Hoành Sơn, Bạch Mã, Giăng Màn, Kẻ Bàng, An Khê, Ngọc Linh, Chư Yang Sin…

Với những ngọn núi cao ngất trời như: Pu Xai Lai Leng (nằm trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Nghệ An), Rào Cỏ (biên giới Việt - Lào, tỉnh Hà Tĩnh), Động Ngài, Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam)…

“Nóc nhà” của Trường Sơn Nam là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất 2.598 m. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai.

Với địa hình hiểm trở, kéo dài từ Bắc tới Nam, cắt ngang ra tận biển, dãy Trường Sơn có rất nhiều cung đèo hiểm trở. Cả 3 cung đèo Hải Vân, An Khê, Sa Mù đều nằm trên dãy Trường Sơn.

Dãy núi này còn là đường phân thủy của hai hệ thống: Sông Sê San chảy sang phía Tây, góp nước cho dòng Mê Kông và hệ thống khác chảy sang phía Đông, đổ ra biển Đông gồm sông Cái, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba.

Phần Bắc của dãy núi này (từ sông Cả đến đèo Hải Vân) cũng tạo ra hiệu ứng “phơn” với hiện tượng gió Lào điển hình, và khác hẳn phần phía Nam bởi mùa đông lạnh, từ đó quyết định đến hệ động thực vật đặc thù của Bắc Trường Sơn.

Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn (hơn 714m), dài khoảng 7.500m, nằm trên địa bàn xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) được xem là “nóc nhà của ĐBSCL”. Tương truyền, do thất trận, bị quân Tây Sơn truy đuổi nên vua Gia Long lên nơi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan địa phương ra lệnh cấm người dân địa phương lên núi, từ đó tên núi Cấm được lưu truyền đến hôm nay.

Cao chưa đến 600m, nhưng Ngọa Long Sơn (núi Dài Lớn, núi Rồng nằm) nằm trên địa bàn 3 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và một phần thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn) có chiều dài 8.000m, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn. Núi Dài Lớn là địa điểm dừng chân rất lý tưởng cho những ai thích tìm về thiên nhiên - chốn bình yên. Hương vị hoang sơ của nhiều loại cây rừng quý hiếm, sinh vật phong phú và vườn cây ăn trái đa dạng, như: Sầu riêng, bơ, xoài, mãng cầu… tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

Chú Út Lợi (69 tuổi, ngụ xã Lương Phi) chia sẻ: “Sống ở núi không sợ thiếu ăn. Ai siêng làm, chịu khó bẻ bắp chuối, hái rau dại, bắt cua, ốc, chuột... trên núi là có thức ăn hàng ngày. Thu hoạch được nhiều thì đem xuống núi bán cho thương lái, thêm chút đỉnh thu nhập. Thời gian gần đây, nhiều khách xa gần đến chơi, đa số là người thành thị. Xung quanh đây không có dịch vụ, nhà nghỉ lưu trú, nhưng họ rất thích thú khi được băng rừng, lội qua từng mỏm đá, hái cây trái trên vườn”.

Quang cảnh ấn tượng nhất nơi đây là “con đường tầm vông” đẹp như tranh, cao vút xanh mát, nằm trải dài dọc 2 bên đường vào núi như những “chiến binh” thầm lặng canh giữ Ngọa Long Sơn. Ngay dưới chân núi, hồ Ô Tà Sóc góp phần tạo khung cảnh núi non hữu tình, sinh thái hấp dẫn.

Ngọn Anh Vũ Sơn (xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên) có gần 20 điểm tham quan, điện thờ tự, được gắn với các truyền thuyết lịch sử, tôn giáo vùng Thất Sơn, như: Điện Năm Non Bảy Núi, mẹ Quan Âm Nam Hải, điện Phật Vương, điện Chiến sĩ Cách mạng, hang Điện có hài cốt chiến sĩ… Cạnh núi Két, Ngũ Hồ Sơn (trải dài từ thị trấn Nhà Bàng đến xã An Phú, Văn Giáo của huyện Tịnh Biên) có địa hình khá hiểm trở. Trên núi xuất hiện 5 nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước, không ai biết được độ sâu ra sao, dù mùa khô vẫn luôn đầy nước.

Núi Tượng nằm ở trung tâm thị trấn Ba Chúc, có nhiều hang đá sâu, là nơi ẩn nấp của người dân trong trận chiến Pol Pot (năm 1978). Nhìn từ xa, núi trông giống con voi. Có nhiều tích truyện và truyền thuyết mang yếu tố kỳ ảo, tâm linh liên quan đến núi Tượng, vẫn được lưu truyền đến nay. Nằm gần trung tâm huyện Tri Tôn, Phụng Hoàng Sơn là một trong những điểm cắm trại được nhiều người yêu thích. Du khách có thể ngắm hoàng hôn hoặc bình minh, chiêm ngưỡng khung cảnh núi đồi, đồng lúa từ trên cao.

Nằm gần trung tâm huyện Tri Tôn, Phụng Hoàng Sơn là một trong những điểm cắm trại được nhiều người yêu thích. Du khách có thể ngắm hoàng hôn hoặc bình minh, chiêm ngưỡng khung cảnh núi đồi, đồng lúa từ trên cao. Theo truyền thuyết lưu lại, trước đây vùng Thất Sơn thường có các tiên nữ hạ phàm để vui chơi vào những đêm trăng sáng. Một hôm, các nàng tiên chơi ném đá. Các hòn đá ném chồng lên nhau với nhiều hình dạng khác nhau.

Hôm sau, người ta thấy nơi đó xuất hiện ngọn núi, gọi là núi Cô Tô. Có lời đồn cho rằng, vì hình dáng núi giống cái tô lật úp nên được gọi là núi Tô. Nhìn xa xa, núi trông giống như con chim phượng hoàng lớn đang bay giữa đồng bằng trù phú.

Thất Sơn (7 ngọn núi tiêu biểu, gồm: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn) và núi Nước (Thủy Đài Sơn) mang nhiều yếu tố truyền thuyết, tâm linh.

Đây là tên gọi được sử dụng tượng trưng cho vùng núi An Giang, bao gồm 37 ngọn lớn nhỏ nhô lên giữa đồng bằng. Trong số đó, 7 ngọn núi lớn nhất đã tạo nên tiếng vang cho du lịch An Giang, niềm tự hào của người dân địa phương.