Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường
Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường
Thứ hai, 19/08/2024 19:26 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác hàng đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tăng tốc đổ vào Việt Nam
Thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư nêu rõ, gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022; ngoài ra, 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần đã được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm nay, con số là 347 dự án mới, 55 lượt dự án điều chỉnh vốn và 172 lượt góp vốn, mua cổ phần, với tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam.
Đáng chú ý, dòng đầu tư này đang có sự gia tăng mạnh mẽ vào công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất thế giới tại Việt Nam.
Chế tạo vật liệu sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư Trung Quốc, tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/kinhtedothi.vn
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án trị giá hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới cả tỉ USD từ Trung Quốc như Goertek, BYD, Radian, Brotex, Wingtech, Deli, Trina Solar… đã có mặt tại Việt Nam. Dư địa đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam còn rất nhiều, đặc biệt là những dự án lớn, trọng điểm. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được doanh nghiệp hai nước thúc đẩy mạnh mẽ.
Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Sáng 26/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023 với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới – Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn”.
Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023 với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới - Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn”
Báo cáo thường niên FDI năm 2023 được chia làm 3 chương với 162 trang, xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Một số nội dung đáng lưu ý trong xu hướng thu hút FDI năm 2023 được báo cáo chỉ ra gồm: Dòng vốn FDI toàn cầu sau khi giảm 12% vào năm 2022 đã tăng 3% trong năm 2023 đạt mức 1.370 tỷ USD.
Trong đó, FDI vào các nước đang phát triển tăng nhẹ, đáng lưu ý là FDI vào lĩnh vực tăng trưởng xanh tại các nước đang phát triển tăng tới 37% so với năm 2022. Trên thị trường vốn toàn cầu, tài chính xanh tăng trưởng mạnh, trái phiếu bền vững tăng 5 lần trong 5 năm từ 2018 - 2023.
Dòng vốn FDI của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch đáng kể, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm hoạt động tại Trung Quốc; năm 2023 Trung Quốc chỉ chiếm 1,8% các dự án đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ so với con số 5,2% năm 2019. Dòng vốn FDI từ các nước đang phát triển tiếp tục tăng nhanh hơn FDI từ các nước phát triển, hiện chiến 6% tổng FDI toàn cầu.
Cũng theo báo cáo FDI năm 2023, vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%, cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, vốn FDI thực hiện chỉ tăng 3,5%, đạt mức 23,18 tỷ USD.
Đặc biệt, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh. Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này năm 2023 đạt 23,5 tỷ USD, chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới so với các con số tương ứng của năm 2022 là 16,8 tỷ USD và 60,6%. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về thu hút FDI năm 2023 với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷ USD; tiếp theo là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình. TP. Hà Nội 2 năm liền không nằm trong Top 5 về thu hút FDI.
Về môi trường đầu tư, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của KOCHAM, JETRO, EuroCham và AmCham niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng và lạc quan. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng chỉ ra những hạn chế về môi trường đầu tư mà Việt Nam cần sớm khắc phục như: Thủ tục hành chính chưa minh bạch, thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn dài làm tăng chi phí đầu tư kinh doanh; cơ sở hạ tầng vẫn còn những bất cập, nhất là việc ổn định cung cấp điện; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; tiến trình chuyển đổi xanh vẫn còn chậm…
Năm 2023, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh, đạt 23,5 tỷ USD, chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký.
Gia tăng cơ hội thu hút FDI trong bối cảnh mới
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thách thức và cơ hội mới đối với Việt Nam về thu hút FDI trong bối cảnh mới, Báo cáo thường niên FDI năm 2023 nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường quán triệt và kịp thời hành động để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 50 – NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Theo đó, cần đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI một cách chọn lọc, không những coi trọng quy mô mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả của dòng vốn FDI.
Theo đó, một số giải pháp giúp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI được đề cập trong bản báo cáo gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Nghị quyết của Quốc hội về thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu; Hướng mạnh FDI vào các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nhất là năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng giao thông vận tải, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Báo cáo thường niên FDI 2023 là ấn phẩm thường niên của Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài. Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực VAFIE, Tổ trưởng Tổ biên tập báo cáo cho biết: Từ năm 2021, VAFIE đã nghiên cứu và công bố Báo cáo thường niên về FDI nhằm cập nhật thông tin về FDI trên thế giới và khu vực, cung cấp cho các nhà đầu tư và các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách bức tranh toàn cảnh và đánh giá khách quan về hoạt động FDI, cũng như môi trường đầu tư Việt Nam; khuyến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, Chủ biên báo cáo cho biết: Báo cáo năm nay ra đời trong bối cảnh nhiều nước phát triển thực hiện chính sách sàng lọc, hạn chế FDI vào một số ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, khuyến khích chuyển nhà máy từ Trung Quốc về nước, về quốc gia lân cận hoặc sang nước thứ ba. Các FTA thế hệ mới đòi hỏi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió, điện tái tạo, bảo đảm quyền lợi của người lao động về tiền lương tương ứng với năng suất lao động của mỗi người, không sử dụng lao động trẻ em, không cưỡng bức lao động, có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư, giảm thiểu khí phát thải nhà kính...