Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 8 Năm 2024 Pdf

Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra Tháng 8 Năm 2024 Pdf

(ĐTCK) Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), trong quý III/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt 544 triệu USD, tăng gần 14% so với quý III/2023.

(ĐTCK) Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), trong quý III/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt 544 triệu USD, tăng gần 14% so với quý III/2023.

tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước đạt 1.434 triệu USD

Cập nhật ngày: 10/11/2023 16:47:42

ĐTO - Chiều ngày 10/11, Hiệp hội Cá tra Việt Nam phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình ngành cá tra năm 2023 và phương hướng kế hoạch năm 2024.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến ngày 31/10/2023, diện tích nuôi mới cá tra là 5.319ha (tăng 85,36% so với cùng kỳ năm 2022), diện tích thu hoạch là 3.663ha (tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng đạt 1.336.346 tấn (tăng 61,29% so với cùng kỳ năm 2022) với năng suất trung bình đạt 365 tấn/ha (cùng kỳ năm 2022 là 291 tấn/ha).

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đến ngày 15/10/2023 đạt 1.434 triệu USD. Trong đó, thị trường Trung Quốc đứng đầu, thứ 2 là thị trường Mỹ, thứ 3 là CPTPP, thứ 4 là EU.

Tại Đồng Tháp, về nuôi thương phẩm, tính đến hết tháng 10/2023, diện tích thả nuôi cá tra 2.470,6ha, tăng 1,2% (tương ứng 30,5ha) so với cùng kỳ và đạt 94,6% so kế hoạch năm 2023; sản lượng thu hoạch 464.621 tấn, tăng 4,2% (tương ứng 18.960 tấn) so với cùng kỳ và đạt 87,5% so với kế hoạch. Trong 3 tháng đầu năm, tình hình tiêu thụ cá tra tương đối thuận lợi, tuy nhiên từ cuối quý I đến nay, do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, số đơn hàng xuất khẩu ít trong khi sản phẩm chế biến tồn kho còn nhiều, dẫn đến tình hình tiêu thụ cá tra tương đối chậm…

Tại hội nghị, các đại biểu nêu những khó khăn của ngành cá tra: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi khiến một số bệnh trên thủy sản nuôi xuất hiện thường xuyên và khó điều trị, gây thiệt hại cho người nuôi; giá thành sản xuất tăng (chủ yếu do giá thức ăn thủy sản liên tục tăng) ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi; chi phí logistics tăng...

Theo Tổng cục Thủy sản, thủy sản là ngành hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến cả năm vượt 11 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay. Ước cả năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.500 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn tăng tương ứng 4% và 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, sản lượng thủy sản 11 tháng của năm 2022 ước đạt 8.253 nghìn tấn (tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2021); trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.682,3 nghìn tấn, tăng 7,4%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10,17 tỷ USD, tăng gần 3% so với cùng kỷ năm 2021.

Cá tra là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản với sản lượng hàng năm khoảng 30% tổng sản lượng nuôi trồng trên cả nước. Giá trung bình xuất khẩu cá tra phile tăng từ 28 - 66%. Giá cá tra nguyên liệu từ 27.000 - 29.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021.

Cả nước hiện có 105 cơ sở sản xuất giống tập trung tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp; có 2.570 cơ sở ương dưỡng giống cá tra đang hoạt động, tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An. Ước tính sản lượng giống sản xuất được trong năm 2022 đạt tương ứng là 27 tỷ con cá tra bột và 3,8 tỷ con cá tra giống, lần lượt bằng 105% và 108% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cá tra giống có thời điểm duy trì ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua do nguồn cung hạn chế, sức mua tăng, khoảng 45.000 - 55.000 đồng/kg với loại giống 30 - 35 con/kg.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Đồng Tháp sản xuất cá tra lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long về diện tích nuôi và sản lượng. Tính đến tháng 11/2022, diện tích lũy kế nuôi cá tra ước đạt 2.450 ha, đạt 111,3% so với kế hoạch, tăng 17,3% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 505.000 tấn. Sản lượng xuất khẩu ước đạt 270.077 tấn, kim ngạch khoảng 847 triệu USD, tăng 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 và đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản (chủ yếu là chế biến cá tra phile đông lạnh xuất khẩu), với tổng công suất thiết kế khoảng 500.000 tấn/năm, thu hút hơn 25.000 lao động.

Tổng cục Thủy sản đánh giá, tuy đạt nhiều kết quả tích cực nhưng ngành hàng cá tra đang đối mặt với một số tồn tại, thách thức. Cụ thể, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển đã và đang tăng khá cao sẽ gây áp lực đối với hoặt động sản xuất; các dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất ương dưỡng giống cá tra thuộc Đề án giống cá tra 3 cấp còn chậm.

Cùng với đó, vì chịu tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước từ thượng nguồn thất thường nên đã xuất hiện tình trạng dịch bệnh trên cá giống; tình trạng sử dụng cá bố mẹ chưa rõ nguồn gốc, chất lượng kém vẫn còn diễn ra…

Năm 2023, ngành cá tra đặt ra các mục tiêu là diện tích thả nuôi phát sinh đạt 5.600 ha; sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD.

Để đạt các mục tiêu trên, ngành cá tra đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đó là tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; tăng cường quản lý điều kiện sản xuất và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi; tiếp tục tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi trong hoạt động nuôi cá tra; tiếp tục phát triển thị trường nội địa và đa dạng hóa sản phẩm.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, ngành hàng cá tra đã triệt để tận dụng cơ hội về nhu cầu thị trường sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là cơ hội về giá nên giá trị xuất khẩu vượt trội so với sản lượng. Đồng thời, sự gia tăng sản lượng trong năm đã góp phần nâng cao giá trị của ngành hàng. Dịch Covid-19 đã khuyến khích phương thức và cách tiếp cận kinh doanh khác so với truyền thống mà ngành hàng đã từng làm trong 20 năm qua. Sản phẩm thay đổi theo hướng chuyển sang tiện lợi hơn, bổ dưỡng hơn...

Tính đến hết tháng 11-2022, sản lượng thu hoạch cá tra đạt trên 1,5 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021, giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của Việt Nam ở hầu hết các thị trường tăng từ 40 đến 200%. Giá trung bình xuất khẩu cá tra phi-lê tăng 28-66%, giá cá tra nguyên liệu cũng tăng từ 27 nghìn đến 29 nghìn đồng/kg, cao hơn 7 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021. Ước cả năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.500 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn tăng tương ứng 4% và 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD. Năm 2023, ngành cá tra đặt ra mục tiêu đạt sản lượng thương phẩm 1,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD. Đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; tăng cường quản lý điều kiện sản xuất và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi; tiếp tục tổ chức hợp tác, liên kết chuỗi; nâng cao năng lực để ứng phó với sự thay đổi của thị trường và tiếp tục phát triển thị trường nội địa và đa dạng hóa sản phẩm.

Đồng Tháp là tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất ĐBSCL. Ông Huỳnh Minh Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho hay Đồng Tháp có diện tích 2.450ha nuôi cá tra, ước sản lượng thu hoạch trên 500.000 tấn, xuất khẩu 270.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 847 triệu USD, đứng đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu của tỉnh. Ngành hàng phát triển đã giải quyết việc làm cho 25.000 lao động trong tỉnh.

"Đồng Tháp đã lựa chọn cá tra là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng Tháp đã có kế hoạch phát triển cá tra theo hướng bền vững, hiện đại dựa trên việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo ý kiến nhiều đại biểu, sau dịch Covid-19, hành vi tiêu dùng khách hàng thay đổi, tập trung vào các kênh bán lẻ, sàn giao dịch online thay vì mua sắm tại siêu thị, do đó cách bán hàng của các doanh nghiệp trong 20 năm qua phải thay đổi theo. Tức là các doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, những tác động từ xung đột chính trị, tình hình lạm phát toàn cầu gia tăng khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm sút, các nhà nhập khẩu cũng hạn chế nhập hàng nhằm giảm tối đa chi phí lưu kho, bảo quản.

Do vậy, Tổng cục Thủy sản nhận định, nhu cầu tiêu thụ cá tra có thể chững lại và không cao như các tháng đầu năm 2022. Theo đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm trong các tháng cuối năm và có thể ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu trong năm 2023.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, những kết quả đạt được trong năm 2022 rất vui mừng. Theo Thứ trưởng, quan điểm chung trong phát triển cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long tới đây cần theo hướng công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn…, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra cần nhiều giải pháp đồng bộ như liên kết, hình thành chuỗi giá trị ngành hàng cá tra giữa người nông dân và doanh nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở chế biến cá tra; đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng giá trị, sử dụng hiệu quả phụ phẩm và phát triển thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng nội địa.

Đặc biệt, phải tập trung nâng cao chất lượng con giống, chất lượng di truyền về một số tính trạng như tăng trưởng, kháng bệnh, chịu mặn.... Cùng với đó là ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển thời gian tới một cách hợp lý, không để phá vỡ quy hoạch, không chủ trương mở rộng diện tích quá nhiều nhằm tránh tình trạng “cung vượt cầu”, Thứ trưởng Phùng Minh Tiến nhấn mạnh.