@2024 Trường Đại học Tài Chính - Ngân Hàng Hà Nội
@2024 Trường Đại học Tài Chính - Ngân Hàng Hà Nội
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giới thiệu: Khái quát về kinh tế học vĩ mô; Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân; Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế; Thị trường tiền tệ; Thất nghiệp và lạm phát; Mô hình tổng cung - tổng cầu và Chính sách kinh tế vĩ mô.
Từ năm 2004, Hàn Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có GDP hàng năm đạt từ 1.000 tỷ USD trở lên. Năm 2018, GDP của Hàn Quốc theo tỷ giá chính thức là 1.540 tỷ USD và theo sức mua tương đương là 2.035 tỷ USD (GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Hàn Quốc năm 2017 là 39.500 USD/năm). Tỷ lệ tiết kiệm quốc dân của Hàn Quốc năm 2017 đạt 36,6% GDP (con số của năm 2016 là 36,5% và năm 2015 cũng là 36,6%). Hiện Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới. Trong cấu trúc GDP của Hàn Quốc, khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 2,2% (năm 2017), trong khi công nghiệp là 39,3% (với các ngành công nghiệp chủ lực là điện tử, viễn thông, ô tô, hóa chất, đóng tàu và thép) và dịch vụ là 58,3% (số liệu năm 2017).
Tổng thu ngân sách của Hàn Quốc năm 2017 đạt 357,1 tỷ USD (tương đương khoảng 23,2% GDP với nguồn thu chủ yếu là từ thuế), tổng chi ngân sách cùng năm là 335,8 tỷ USD. Tổng nợ công của Hàn Quốc chỉ là 39,5% GDP (số liệu năm 2017). Tỷ lệ lạm phát năm 2017 chỉ là 1,9% trong khi con số của năm 2016 là 1%.
Hàn Quốc có chính thể là cộng hòa tổng thống mang tính lưỡng tính, theo đó, Tổng thống được xem là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia), do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm nhưng bên cạnh Tổng thống vẫn tồn tại Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng đóng vai trò tham mưu chính sách cho Tổng thống do Tổng thống bổ nhiệm. Tuy nhiên, Tổng thống cũng là người đứng đầu Nội các và có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, có quyền phủ quyết dự luật mà Quốc hội ban hành nhưng không có quyền giải tán Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc là Quốc hội đơn viện với số thành viên là 300 đại biểu với nhiệm kỳ 4 năm do dân bầu trực tiếp. Quốc hội có 17 ủy ban làm việc thường xuyên (về cơ bản tương ứng với các bộ trong Chính phủ). Quốc hội thực hiện các quyền năng cơ bản như: thảo luận và thông qua các đạo luật, xem xét và thông qua ngân sách, phê chuẩn việc bổ nhiệm một số nhân sự quan trọng cấp quốc gia, phê chuẩn các hiệp định. Quốc hội có quyền luận tội tổng thống và các thành viên nội các. Hệ thống tòa án Hàn Quốc gồm Tòa Tối cao, Tòa án Hiến pháp, các Tòa cấp cao (High Courts) và các tòa án cấp quận/huyện (District Courts). Tòa án Tối cao gồm 1 Chánh án có nhiệm kỳ 6 năm không tái nhiệm do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội cùng 13 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm có thể tái nhiệm do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án và sự phê chuẩn của Quốc hội. Tòa án Hiến pháp gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán, trong đó 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Quốc hội bổ nhiệm và 3 thành viên do Chánh án Tòa tối cao bổ nhiệm. Bảo đảm độc lập của thẩm phán là nguyên tắc nền tảng của chế độ pháp quyền ở Hàn Quốc. Cấu trúc hành chính của Hàn Quốc gồm có 9 tỉnh, 6 thành phố lớn (thành phố Busan, Daegu, Daejeon, Gwangju, Incheon và Ulsan), 1 thành phố đặc biệt (thủ đô Seoul) và một thành phố tự quản (thành phố Sejong).
Nội các của Hàn Quốc hiện tại gồm Tổng thống, Thủ tướng và 1 phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính) và 17 bộ trưởng đứng đầu 17 Bộ. Ngoài các bộ phụ trách các lĩnh vực về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp, xây dựng pháp luật ((1) Bộ Ngoại giao; (2) Bộ Quốc phòng
; (3) Bộ Thống nhất Hàn Quốc; (4) Bộ Tư pháp
; (5) Bộ An ninh và hành chính công (Ministry of Security and Public Administration)
), 12 Bộ còn lại trong Chính phủ Hàn Quốc gồm: (1) Bộ Chiến lược và Tài chính (Ministry of Strategy and Finance) (Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, theo luật, cũng giữ cương vị Phó Thủ tướng);
(2) Bộ Giáo dục (Ministry of Education) (Bộ trưởng Bộ Giáo dục, theo luật, cũng giữ cương vị Phó thủ tướng); (3) Bộ Khoa học, Công nghệ truyền thông và Kế hoạch cho tương lai (Ministry of Science, ICT and Future Planning);
(4) Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (Ministry of Culture, Sports and Tourism);
(5) Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và các vấn đề nông thôn (Ministry of Agriculture, Food and Rural Affairs);
(6) Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng (Ministry of Trade, Industry and Energy);
(7) Bộ Y tế và phúc lợi (Ministry of Health and Welfare); (8) Bộ Lao động và việc làm (Ministry of Employment and Labor); (9) Bộ Bình đẳng giới và gia đình (Ministry of Gender Equality and Family); (10) Bộ Môi trường (Ministry of Environment);
(11) Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông (Ministry of Land, Infrastructure and Transport); (12) Bộ Hàng hải và thủy sản (Ministry of Maritime Affairs and Fisheries). Ngoài ra, trong cấu trúc của Chính phủ Hàn Quốc còn có một số cơ quan mà người đứng đầu không được coi là thuộc thành phần nội các nhưng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng là: (1) Bộ Lập pháp (Ministry of Government Legislation), (2) Bộ các vấn đề cựu chiến binh (Ministry of Patriots and Veterans Affairs), (3) Bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm (Ministry of Food and Drug Safety), (4) Ủy ban thương mại công bằng (Fair Trade Commission), (5) Ủy ban dịch vụ tài chính (Financial Services Commission), (6) Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền dân sự (Anti-corruption and Civil Rights Commission), (7) Ủy ban an ninh, an toàn hạt nhân (Nuclear Safety and Security Commission).
Trong những năm gần đây, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đứng hàng top ten trên thế giới. Cụ thể, chỉ số về sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh được Ngân hàng thế giới công bố hàng năm (the World Bank Doing Business Index) cho biết, trong 4 năm liên tiếp (từ 2011 đến 2014), Hàn Quốc luôn đứng trong hàng top ten (mặc dù thứ hạng này vào năm 2009 của Hàn Quốc là 19, năm 2010 là 16). Cụ thể, năm 2011 và 2012 Hàn Quốc xếp hạng 8. Năm 2013 xếp hạng 7 và năm 2014 xếp hạng 5.
Năm 2018 và năm 2019, thứ hạng của Hàn Quốc lần lượt là 4 và 5.
Hàn Quốc có hệ thống pháp luật thuộc hệ châu Âu lục địa (hệ luật thành văn) tuy nhiên chịu ảnh hưởng về nội dung khá nhiều của pháp luật Hoa Kỳ. Chính vì thế, có thể xem đây là một hệ thống pháp luật mang tính “hỗn hợp” với các yếu tố pháp luật bản địa (Hàn Quốc) cùng yếu tố du nhập từ pháp luật Trung Quốc cổ đại, pháp luật châu Âu lục địa và pháp luật Anh-Mỹ.
Khi nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật Hàn Quốc, cần lưu ý tới thực tế là, có một giai đoạn khá dài kể từ đầu thập niên 1960, Hàn Quốc tiến hành các kế hoạch phát triển kinh tế mang tính 5 năm. Cụ thể, năm 1962, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Park Chung Hee (cầm quyền cho tới năm 1979) đã tiến hành các chương trình phát triển kinh tế đặt dưới sự dẫn dắt của chính phủ (government-led economic development programmes). Trong mỗi kế hoạch phát triển 5 năm, chính phủ đặt ra các chỉ tiêu rất cụ thể từ: kim ngạch xuất/nhập khẩu, mức tăng trưởng kinh tế (thường được đặt ở mức khoảng 8%/năm), mục tiêu kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài, xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng như: đường giao thông (bao gồm cả các đường cao tốc), cảng biển, nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện và các kế hoạch phát triển nông thôn. Qua thời gian, ưu tiên phát triển của các ngành kinh tế có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của mỗi giai đoạn. Chẳng hạn, trong giai đoạn những năm 1960, Hàn Quốc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ theo hướng xuất khẩu (trong đó có dệt may, nội thất v.v.). Trong giai đoạn những năm 1970, ưu tiên được dành cho lĩnh vực thép, máy móc và hóa chất. Giai đoạn những năm 1980, ưu tiên được đặt vào ngành sản xuất xe ô tô và ngành công nghiệp đóng tàu. Những năm 1990, ưu tiên được dành cho các ngành sản xuất chất bán dẫn, máy tính và các phương tiện truyền thông. Chính phủ Hàn Quốc xây dựng một hệ thống thưởng/phạt rõ ràng để vận hành và bảo đảm các công chức và người dân, doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu. Điều đặc biệt là trong 30 năm thiết lập các kế hoạch 5 năm (từ năm 1962 đến 1991), hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong các kế hoạch 5 năm đều đạt và thậm chí vượt chỉ tiêu.
Trong hầu hết thời gian đó, chính phủ Hàn Quốc chưa được xem là chính phủ dân chủ, khi người dân chưa được bầu ra người đứng đầu đất nước và thiếu vắng một bản Hiến pháp có giá trị ràng buộc đối với chính quyền cùng cơ chế bảo hiến hữu hiệu (là Tòa án Hiến pháp). Điều này chỉ chấm dứt khi Hiến pháp năm 1987 được ban hành (ngày 12/10/1987 được Quốc hội thông qua và ngày 28/10/1987 được toàn dân phúc quyết)
, theo đó, các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp.
Hiến pháp năm 1987 của Hàn Quốc cũng quy định những nguyên tắc cơ bản để tổ chức nền kinh tế quốc dân.
Theo Hiến pháp năm 1987 của Hàn Quốc, trật tự kinh tế mà Hàn Quốc theo đuổi là một trật tự tôn trọng tự do của doanh nghiệp và của người dân, sáng kiến của doanh nghiệp và các cá nhân trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước được quyền điều tiết các hoạt động kinh tế để duy trì tăng trưởng và ổn định hài hòa của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm sự phân phối thu nhập công bằng, ngăn ngừa sự lũng đoạn thị trường và lạm dụng quyền lực kinh tế và nhằm dân chủ hóa nền kinh tế. Nhà nước cam kết việc phát triển kinh tế vùng một cách cân đối, có chính sách bảo hộ và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ổn định giá nông sản và bảo đảm ổn định cung cầu các sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước cũng cam kết tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng hợp lý và khuyến khích các hoạt động cải tiến chất lượng sản phẩm theo quy định của luật. Nhà nước cũng cam kết khuyến khích hoạt động ngoại thương mặc dù có quyền thực hiện điều tiết và điều phối hoạt động ngoại thương. Doanh nghiệp tư nhân không bị quốc hữu hóa hoặc không bị buộc phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho chính quyền trừ trường hợp luật định để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp về quốc phòng hoặc vì lợi ích của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, nguồn lực thông tin và nguồn lực con người để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong nền kinh tế. Trên cơ sở các quy định đó cùng với các án lệ của tòa án Hiến pháp, nhiều nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc cho rằng, mô hình phát triển kinh tế mà Hàn Quốc quy định trong Hiến pháp thực chất là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp hoặc là
(a social market economy) theo đó hoạt động kinh tế thị trường có thể được điều tiết để thúc đẩy phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, ngay cả sự điều tiết ấy cũng phải tuân thủ nguyên lý về tính cân xứng – một thuộc tính của nhà nước pháp quyền, theo đó, nhà nước trước hết tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân và doanh nghiệp. Nhà nước chỉ can thiệp một cách cân xứng khi thực sự cần thiết để thúc đẩy phúc lợi xã hội.
Năm 1988, cuộc bầu cử tổng thống theo nguyên tắc dân chủ chính thức được thực hiện. Năm 1996, Hàn Quốc ban hành Luật về tự do thông tin (the Freedom of Information Act) và Luật về thủ tục hành chính (the Administrative Procedure Act) được ban hành nhằm thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận thông tin của người dân, bảo đảm quyền được biết của người dân về hoạt động công vụ, thúc đẩy sự tham gia của người dân vào hoạt động của nhà nước, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Hai đạo luật này cũng góp phần bảo đảm sự công bằng trong quyết định hành chính của cơ quan công quyền và củng cố niềm tin của người dân vào nền hành chính.
Đối với hệ thống pháp luật Hàn Quốc, trong thời gian trước năm 1987, trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc đã tồn tại các đạo luật mang tinh thần của tư tưởng dân chủ tự do như Hiến pháp thành văn (được ban hành từ năm 1948), Bộ luật dân sự (ban hành năm 1958), Bộ luật thương mại (ban hành năm 1962), Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự
. Tuy nhiên, để vận hành các biện pháp mang tính “kế hoạch hóa” nền kinh tế quốc dân theo các kế hoạch 5 năm, Chính phủ Hàn Quốc thường ban hành các đạo luật chuyên biệt, mang tính đạo luật công cụ để thúc đẩy các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội như các đạo luật về cấp phép, cấp giấy chứng nhận, miễn giảm thuế, về chuyển kiều hối, về trợ cấp, về ưu đãi cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Chính phủ mong muốn đạt được (chẳng hạn, thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp).
Điều khá đặc biệt là, mặc dù không có một chính quyền dân chủ nhưng trong suốt thập niên 1960, 1970 và đầu thập niên 1980, Hàn Quốc là một trong số ít nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu thế giới. Sau các cải cách dân chủ theo tinh thần Hiến pháp năm 1987, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh và cho suốt giai đoạn thập niên 1990 và thập niên 2000 (ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính-tiền tệ giai đoạn 1997-1998 và giai đoạn khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2011). Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997-1998 là dấu chấm hết cho mô hình phát triển dựa trên sự dẫn dắt của nhà nước (state-led development) ở Hàn Quốc, buộc Hàn Quốc phải chuyển sang mô hình phát triển tuân thủ đầy đủ quy luật của kinh tế thị trường, phản ứng chính sách theo tín hiệu của thị trường (market-driven development).
Mô hình phát triển dựa trên sự dẫn dắt của nhà nước tất yếu đưa tới việc nhà nước can thiệp quá lớn vào các hoạt động kinh tế thông qua hệ thống các quy định, quy chế điều tiết (regulations) rất phức tạp và khi nền kinh tế Hàn Quốc đã hội nhập sâu rộng theo cơ chế thị trường thì những quy định chi tiết và cứng nhắc về sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế trở thành các rào cản của phát triển. Ngày 22/8/1997, Hàn Quốc đã ban hành Luật khung về quy tắc hành chính (the Framework Act on Administrative Regulation),
mở đường cho việc cắt giảm các loại thủ tục hành chính, giảm bớt sự hiện diện, can thiệp không cần thiết của nhà nước vào nền kinh tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, tài chính. Đạo luật này mở đường cho việc thiết lập Ủy ban cải cách quy tắc hành chính (the Regulatory Reform Commission) trực thuộc Tổng thống. Theo quy định của đạo luật này, mọi quy tắc hành chính trước khi được ban hành đều phải trải qua thủ tục đánh giá tác động kinh tế, xã hội, chứng minh được tính cần thiết của việc quy định. Thêm vào đó, các bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực thi các quy tắc hành chính đều phải làm thủ tục đăng ký các quy tắc này với Ủy ban cải cách quy tắc hành chính. Ủy ban có trách nhiệm báo cáo thường niên với Quốc hội (vào tháng 6) về tình hình cải cách thủ tục hành chính, tình hình cắt giảm các quy tắc hành chính không hợp lý, không cần thiết. Theo một nghiên cứu năm 2001, kể từ năm 1997 tới hết năm 2000, Hàn Quốc đã loại bỏ được tới 58% các quy tắc hành chính được xem là không cần thiết, không phù hợp khỏi hệ thống pháp luật.
Khi thiết kế hệ thống pháp luật Hàn Quốc đương đại (nhất là từ sau năm 1987), các nhà lập pháp của Hàn Quốc chia sẻ một nhận thức chung với quan điểm được thừa nhận rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển rằng “pháp quyền” (rule of law) là một thành tố thiết yếu của phát triển kinh tế. Theo nguyên lý này, pháp luật có vai trò xác định giới hạn quyền lực của nhà nước, bảo đảm tư pháp độc lập và bảo vệ quyền con người. Nguyên lý này cũng đòi hỏi tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hành vi của cơ quan công quyền, tính chịu trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan nhà nước đều chịu tài phán tư pháp, nghiêm cấm việc quy định hiệu lực hồi tố đối với các quy định mang tính trừng phạt và bảo đảm tính cân xứng trong hành vi của nhà nước với mục tiêu cần đạt được.
Nguyên tắc pháp quyền có vai trò thúc đẩy sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, qua đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình một cách thuận lợi và mang tính dài hạn.
II. KHUNG PHÁP LUẬT KINH TẾ Ở HÀN QUỐC
Để thúc đẩy phát triển kinh tế và quản lý các hoạt động kinh tế, bảo đảm trật tự công trong khuôn khổ của Hiến pháp, Hàn Quốc đã ban hành hàng trăm đạo luật, bao gồm không chỉ các đạo luật thuộc lĩnh vực pháp luật tư (pháp luật dân sự, thương mại) mà cả các đạo luật mang tính chất quản lý nhà nước. Phần dưới đây, trong khuôn khổ nguồn tư liệu tiếp cận được, chúng tôi xin giới thiệu tổng quan những đạo luật quan trọng hàng đầu điều chỉnh các hoạt động kinh tế ở Hàn Quốc.
Bộ luật dân sự Hàn Quốc được ban hành ngày 22/2/1958 (Luật số 471) với sự mô phỏng Bộ luật dân sự Nhật Bản (vốn đã được áp dụng tại Hàn Quốc trước đó). Đây là đạo luật chứa đựng những quy định chung về quan hệ xã hội, về quyền đối với động sản và bất động sản, quan hệ gia đình và quan hệ thừa kế của cá nhân. Bộ luật dân sự Hàn Quốc được cấu trúc theo mô hình Pandekten đã được Bộ luật dân sự Đức sử dụng (tức là có phần quy định chung và phần các quy định cụ thể. Phần các quy định cụ thể gồm các mục cơ bản là vật quyền, trái quyền,
quan hệ thân thích và thừa kế). Cụ thể, Bộ luật dân sự Hàn Quốc gồm 1118 điều được chia thành 5 phần: Phần 1 “Các quy định chung” (từ Điều 1 đến Điều 184), Phần 2 “Vật quyền” (từ Điều 185 đến Điều 372), Phần 3 “Trái quyền (quyền yêu cầu)” (từ Điều 373 đến Điều 766), Phần 4 “Họ hàng thân thích” (từ Điều 767 đến Điều 979), Phần 5 “Thừa kế” (từ Điều 980 đến Điều 1118). Các quy định của Bộ luật dân sự Hàn Quốc về cơ bản được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc nền tảng của pháp luật dân sự phương Tây hiện đại là (1) tôn trọng và bảo hộ sở hữu tư nhân; (2) công nhận va bảo đảm quyền tự chủ và tự quyết của cá nhân; (3) tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi. Ngoài ra, để tăng tính nhân văn của Bộ luật, các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng thừa nhận một số quy định nhằm giới hạn tự do cá nhân trong giao lưu dân sự như: quy định về thiện chí và trung thực, quy định cấm lạm dụng quyền dân sự, quy định về bảo đảm trật tự công. Ngoài ra, Bộ luật cũng cụ thể hóa quy định trong Hiến pháp Hàn Quốc (năm 1948) về yêu cầu khi thực thi quyền dân sự phải tôn trọng phúc lợi công cộng, cho phép trưng mua, trưng dụng, hạn chế quyền tài sản tư vì lợi ích công cộng.
Hiến pháp Hàn Quốc năm 1987 (Điều 122) có quy định rõ về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm sử dụng đất một cách cân bằng và hiệu quả. Nhà nước, thông qua các đạo luật, có quyền đưa ra các hạn chế hoặc nghĩa vụ đối với chủ sở hữu đất đai để bảo đảm việc sử dụng hiệu quả và cân bằng đất đai. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Quốc hội Hàn Quốc đã ban hành 3 đạo luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ đất đai:
- Luật khung về đất đai quốc gia (the Framework Act on the National Land) năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Đạo luật gồm 33 điều quy định chi tiết việc phân loại đất đai (đất đô thị, đất nông thôn; đất ở thành phố lớn, đất ở thành phố vừa và đất ở thành phố nhỏ v.v.); quy định nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa, thân thiện với môi trường, bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Luật về việc sử dụng và quy hoạch đất đai (the National Land Planning and Use Act) năm 2002.
Đạo luật quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập, phê duyệt các loại quy hoạch đất đai và quy hoạch phát triển đô thị.
- Luật về hoàn trả các khoản lợi nhờ phát triển (the Restitution of Development Gains Act).
Đạo luật này ban hành năm 1989 và đã sửa đổi, bổ sung 26 lần tính tới lần sửa đổi gần đây nhất là ngày 23/3/2013. Đạo luật này quy định rõ chủ sở hữu hoặc chủ dự án các khu nhà ở, khu tổ hợp công nghiệp, khu du lịch, dự án sân golf và một số loại dự án khác, được hưởng lợi về sự tăng giá đất khi nhà nước xây dựng các công trình hạ tầng ở khu vực lân cận thì phải hoàn trả các khoản lợi kể trên cho nhà nước. Đạo luật này được xây dựng nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ đất đai dựa trên các dự án phát triển hạ tầng của nhà nước và khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý.
Bộ luật này được ban hành vào ngày 20/1/1960 (Đạo luật số 1000), bao gồm 5 phần: (1) Những quy định chung; (2) Các hoạt động thương mại; (3) Công ty; (4) Bảo hiểm; (5) Vận tải hàng hải. Tuy nhiên, về sau này, vấn đề vận tải hàng không cũng được đưa vào Bộ luật để trở thành phần 6 của Bộ luật. Hiện tại, Bộ luật thương mại của Hàn Quốc gồm 965 điều được chia thành 6 phần cụ thể như sau:
quy định 4 nội dung cơ bản là (1) thương nhân; (2) nhân viên thương mại; (3) tên thương mại và sổ sách kế toán (báo cáo tài chính); (4) đăng ký thương mại.
quy định rõ các loại hoạt động thương mại cơ bản (là các hành vi được tiến hành với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận) và các hoạt động thương mại bổ trợ. Các loại hoạt động thương mại cơ bản bao gồm: (1) mua bán hàng hóa; (2) tài khoản chung; (3) các hội kín; (4) đại diện thương mại; (5) môi giới thương mại; (5) vận tải; (6) ngành kinh doanh giải trí công cộng; (7) gửi giữ hàng hóa; (8) cho thuê tài chính; (9) nhượng quyền thương mại; (10) bao thanh toán v.v.
quy định 5 loại hình công ty là: (1) công ty hợp danh (
); (2) công ty hợp danh hữu hạn (
); (3) công ty trách nhiệm hữu hạn (
); (5) công ty hữu hạn (limited company -
). Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất 2 thành viên và nếu không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì thành viên không thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác hoặc tiến hành các loại giao dịch thuộc phạm vi hoạt động của công ty hoặc trở thành thành viên có trách nhiệm vô hạn hoặc người điều hành của công ty khác mà mục đích kinh doanh giống với loại hình kinh doanh mà công ty đang tiến hành. Nếu công ty không chỉ định thành viên điều hành thì mỗi thành viên của công ty đều có thể đại diện cho công ty và nếu tài sản công ty không đủ để trả nợ, mỗi thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. Khi tất cả các thành viên công ty hợp danh đồng ý thì công ty có thể chuyển đổi thành công ty hợp danh hữu hạn. Công ty hợp danh hữu hạn là công ty hợp danh có 2 loại thành viên: loại thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn và thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn không được quyền cung cấp các dịch vụ nhân danh công ty. Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn có trách nhiệm và bổn phận quản lý công việc chung của công ty, trừ trường hợp điều lệ có quy định khác. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu được tất cả các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đồng ý. Công ty hợp danh hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty hợp danh nếu được tất cả các thành viên trong công ty đồng ý. Công ty cổ phần có thể được thành lập bởi một người, tuy nhiên số lượng cổ phần của công ty đã được ấn định sẵn tại thời điểm thành lập. Tại thời điểm thành lập, số cổ phần được phát hành (chào bán cho người khác) không được ít hơn ¼ số cổ phần có thể phát hành. Vốn pháp định tối thiểu của công ty cổ phần không được thấp hơn 50 triệu Won. Mỗi cổ phần có mệnh giá tối thiểu là 100 won. Công ty cổ phần có cấu trúc quản trị gồm đại hội đồng cổ đông (shareholders’ meeting) (với tư cách là cơ quan quyết định cao nhất của công ty), hội đồng quản trị (board of directors) (đóng vai trò là cơ quan quản trị công việc thường ngày của công ty) và ban kiểm soát (an audit committee). Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ít nhất bởi một người và có số lượng thành viên không quá 50 người với số vốn pháp định tối thiểu là 10 triệu won. Vốn công ty cũng được chia thành những phần hùn bằng nhau với giá trị tối thiểu của một phần hùn là 500 ngàn won. Trách nhiệm của mỗi thành viên sẽ được giới hạn bởi lượng phần hùn mà người này đã đóng góp vào công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo nghị quyết của đại hội đồng thành viên. Công ty có thể có một người điều hành hoặc một hội đồng điều hành để đại diện cho công ty trong các giao dịch.
Muốn thành lập một doanh nghiệp tại Hàn Quốc, nhìn chung, nhà đầu tư cần lập hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp với các loại giấy tờ cơ bản sau: (1) Điều lệ doanh nghiệp; (2) đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; (3) việc bầu thành viên hội đồng điều hành hoặc hội đồng quản trị cùng các kiểm soát viên. Việc đăng ký thành lập được tiến hành tại cơ quan đăng ký thương mại (Commercial Registry) có thẩm quyền. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 2 tuần kể từ khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Sau đó, doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế địa phương. Khi thành lập một công ty cổ phần, người thành lập phải trả các khoản thuế, phí sau: (1) thuế môn bài (có trị giá từ 0,004% tới 0,012% vốn điều lệ, tùy theo nơi thành lập công ty), (2) thuế giáo dục địa phương (có giá trị bằng 20% thuế môn bài), (3) lệ phí công chứng điều lệ vào khoảng 80.000 won
, (4) phí đăng ký thành lập công ty (vào khoảng 20.000 won tới 30.000 won).
Người sở hữu cổ phần cũng được ghi nhận các quyền năng cơ bản như pháp luật về công ty cổ phần ở nhiều quốc gia quy định như: quyền bỏ phiếu, quyền hưởng lợi tức, quyền nhận phần tài sản còn lại khi thanh lý/giải thể công ty, quyền mua lại cổ phần hoặc quyền chuyển đổi cổ phần. Tuy nhiên, chỉ cổ đông có cổ phần ở mức nhất định mới được thực hiện một số quyền năng như: (1) quyền triệu tập đại hội cổ đông, (2) quyền đề nghị bổ sung chương trình nghị sự của đại hội cổ đông, (3) quyền kiện chống lại thành viên hội đồng quản trị và kiểm soát viên, (4) quyền yêu cầu bãi miễn thành viên hội đồng quản trị, (5) quyền kiểm tra sổ sách kế toán của công ty. Về nguyên tắc, công ty phải có từ 3 thành viên hội đồng quản trị trở lên cùng với một kiểm soát viên trừ trường hợp vốn của công ty nhỏ hơn 1 tỷ KRW. Pháp luật không có quy định bắt buộc thành viên hội đồng quản trị phải có quốc tịch Hàn Quốc.
Nhìn chung, Hàn Quốc có chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các lĩnh vực về công nghệ cao và việc đầu tư vào các tổ hợp công nghiệp. Các lĩnh vực ưu đãi đầu tư được quy định khá rõ Luật Ưu đãi thuế đặc biệt (the Special Tax Treatment Act) và Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài (the Foreign Investment Promotion Act). Doanh nghiệp đầu tư trong các lĩnh vực ưu đãi đầu tư có thể được hưởng các ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản. Mặc dù vậy, Hàn Quốc không cho phép các lĩnh vực sau thu hút đầu tư nước ngoài: (1) Xử lý nhiên liệu hạt nhân; (2) Phát điện (hạn chế một phần); (3) Bán buôn thịt (hạn chế một phần); (4) Trồng lúa; (5) Phát thanh và truyền hình; (6) Viễn thông (hạn chế một phần); (7) Xuất bản báo, tạp chí (hạn chế một phần); (8) Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa (hạn chế một phần). Cũng cần lưu ý là Hàn Quốc có quy định kiểm soát rất chặt các quan hệ buôn bán với Bắc Hàn (theo Luật an ninh quốc gia), nghiêm cấm các giao dịch với Iran theo Luật giao dịch ngoại hối (the Foreign Exchange Transactions Act). Luật giao dịch ngoại hối cũng cho phép Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc điều tiết khá chặt chẽ thị trường ngoại hối.
Cũng cần đề cập thêm rằng, ngoài các doanh nghiệp thương mại mà mô hình tổ chức đã quy định ở trên, Hàn Quốc còn có một đạo luật riêng về doanh nghiệp xã hội có tên là “Luật khuyến khích doanh nghiệp xã hội” (The Social Enterprises Promotion Act) ban hành ngày 3/1/2007.
quy định về các quy tắc liên quan tới các loại bảo hiểm sau: bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance) và bảo hiểm nhân thọ (life insurance), bảo hiểm cháy nổ (fire insurance), bảo hiểm giao thông (transport insurance), bảo hiểm hàng hải (marine insurance), bảo hiểm trách nhiệm (liability insurance), bảo hiểm ô tô (automobile insurance), bảo hiểm tai nạn.
được sửa đổi toàn diện bởi Luật số 8582 (thông qua vào tháng 8/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2008) gồm các điều từ Điều 740 đến 895 (156 điều). Riêng đối với vận đơn điện tử, nội dung này không được quy định chi tiết trong Bộ luật thương mại mà được quy định cụ thể trong một Sắc lệnh (năm 2013) của Tổng thống ban hành Quy chế về việc thực hiện các quy định trong Bộ luật thương mại liên quan tới vận đơn điện tử (Regulation for the implementation of Electronic Bill of Lading-related Provisions of the Commercial Act).
(phần 6 của Bộ luật thương mại) mới được bổ sung vào Bộ luật thương mại Hàn Quốc từ ngày 25/11/2011 với 40 điều (từ Điều 896 đến Điều 935).
Việc điều chỉnh các vấn đề về cạnh tranh trên thị trường được thực hiện theo quy định của Luật về điều tiết cạnh tranh và thương mại công bằng (the Monopoly Regulation and Fair Trade Act, viết tắt là MRFTA) được ban hành lần đầu vào năm 1980 và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho tới thời điểm hiện nay. Đạo luật này gồm 71 điều được chia thành 14 chương,
quy định cấm các hành vi chống cạnh tranh (như tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp có tính chống cạnh tranh) và thực hiện các hành vi thương mại không công bằng. Người vi phạm các quy định có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền.
Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của Luật Khung về người tiêu dùng (Framework Act on Consumer) năm 1987.
Đạo luật này gồm 86 điều được chia thành 11 chương
, quy định các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp tiêu dùng, cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các biện pháp khác nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan tới lĩnh vực này còn một số đạo luật quan trọng khác như:
- Luật về quảng cáo và ghi nhãn công bằng (the Fair Labeling and Advertising Act). Đạo luật này đưa ra các quy định kiểm soát việc ghi nhãn hoặc quảng cáo không trung thực, không công bằng đối với hàng hóa, dịch vụ, nhằm thúc đẩy việc cung cấp thông tin thương mại có tính trung thực. Đạo luật này do Ủy ban thương mại Công bằng Hàn Quốc (the South Korean Fair Trade Commission) chịu trách nhiệm thực thi.
- Luật về quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình (the Act on Broadcast Advertising Sales Agencies). Đạo luật này quy định các biện pháp khuyến khích cạnh tranh trên thị trường quảng cáo phát thanh, truyền hình. Đạo luật này được thực thi bởi Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (the South Korean Communications Commission).
- Luật về kiểm soát quảng cáo ngoài trời (the Outdoor Advertisements, etc. Control Act). Đạo luật này quy định các biện pháp bảo đảm việc quảng cáo ngoài trời được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về thẩm mỹ và truyền thống văn hóa, đạo đức, thúc đẩy việc duy trì môi trường sống lành mạnh. Đạo luật này được thực thi bởi Bộ An ninh và hành chính công.
- Luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân (the Personal Information Protection Act). Đạo luật này quy định việc thu thập dữ liệu và xử lý thông tin cá nhân của các cơ quan công quyền cũng như của các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân.
- Luật về việc khuyến khích sử dụng hệ thống truyền thông điện tử (the Act on the Promotion of Use of Electric Communication Networks). Đạo luật này quy định các biện pháp thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân bởi các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Luật về sử dụng và bảo hộ thông tin tín dụng (The Act on the Use and Protection of Credit Information) và Luật về sử dụng và bảo hộ thông tin về địa chỉ (the Act on the Use and Protection of Information on Location). Các đạo luật này quy định rõ việc bảo vệ quyền riêng tư và nghiêm cấm việc lạm dụng thông tin cá nhân về tín dụng và địa chỉ.
- Luật về tên thật trong giao dịch tài chính và bảo đảm bí mật tài chính (the Act on Real Name Financial Transactions and Guarantee of Secrecy). Đạo luật này quy định việc bảo hộ sự riêng tư đối với các giao dịch tài chính của cá nhân và tổ chức.
- Luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (the Act on Consumer Protection in the Electronic Commerce). Đạo luật này quy định việc sử dụng hợp lý các thông tin của người tiêu dùng được thu thạp và xử lý trong các giao dịch điện tử.
- Luật về trách nhiệm sản phẩm (the Product Liability Act): Đạo luật này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà sản xuất đối với các sản phẩm có khuyết tật (do khiếm khuyết trong khâu sản xuất, khiếm khuyết trong khâu thiết kế và khiếm khuyết trong khâu ghi nhãn).
Người làm công cư trú tại Hàn Quốc đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tất cả các thu nhập mà người này có được trong năm, bao gồm cả thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc hoặc thu nhập phát sinh từ nước ngoài. Mức thuế thu nhập nằm trong khung từ 6,6% đến 41,8% được tính trên tiền lương thu được sau khi được giảm trừ gia cảnh. Người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc có thể chọn chế độ thuế với mức thuế chung là 18,7% trên toàn bộ thu nhập có được ở Hàn Quốc mà không được khấu trừ (trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được tuyển dụng ở Hàn Quốc).
Người làm công cư trú tại Hàn Quốc còn phải nộp các khoản bảo hiểm xã hội như sau:
- Nộp 4,5% tiền lương tháng (nhưng không quá 183.600 won một tháng) vào quỹ lương hưu quốc gia;
- 3,035% tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm y tế quốc gia;
- 6,55% số tiền đóng vào quỹ bảo hiểm y tế quốc gia để bảo hiểm cho các khoản chữa trị y tế dài hạn;
- 0,65% lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Các khoản đóng góp này được thực hiện thông qua chủ sử dụng lao động (đóng cho cơ quan thuế vào ngày 10 hàng tháng).
Chủ sử dụng lao động cũng phải đóng vào quỹ lương hưu quốc gia, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với mức đóng như sau:
- Đóng mức giống như mức của công nhân cho quỹ lương hưu quốc gia, quỹ bảo hiểm y tế (bao gồm quỹ bảo hiểm chăm sóc y tế dài hạn);
- Đóng ở mức 0,9% đến 1,5% lương tháng tùy theo số lượng nhân viên được tuyển dụng cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, chủ sử dụng lao động còn phải đóng thêm khoản bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động công nghiệp (với mức đóng thay đổi tùy theo ngành công nghiệp).
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (the Corporate Income Tax Act), các doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc có nơi đặt bộ máy quản lý điều hành thực sự trong lãnh thổ Hàn Quốc đều phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (với mức thuế suất nằm trong khoảng 11 tới 24,2%). Những doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên nhưng có hiện diện thường xuyên tại Hàn Quốc cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hàn Quốc đối với phần thu nhập do thiết chế hiện diện thường xuyên của doanh nghiệp tại Hàn Quốc có được. Được xem là có hiện diện thường xuyên tại Hàn Quốc nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau: (1) có chi nhánh, (2) có cửa hàng, (3) có website, (4) có nhà máy, (5) có nơi hoạt động để cung cấp dịch vụ hoặc để thực hiện các hoạt động xây dựng từ 6 tháng trở lên. Đối với doanh nghiệp không có trụ sở tại Hàn Quốc và cũng không có hiện diện thường xuyên mà có phát sinh thu nhập tại Hàn Quốc thì cũng phải chịu thuế thu nhập đối với phần thu nhập phát sinh từ hoạt động tại Hàn Quốc. Các khoản thuế thu nhập đều phải tiến hành khai báo và quyết toán thuế trong thời hạn 3 tháng sau khi kết thúc năm tài chính.
Vấn đề chuyển giá nhằm tránh hoặc trốn thuế ở Hàn Quốc được thực hiện theo quy định của một đạo luật riêng là Luật về điều phối thuế quốc tế (the International Tax Coordination Act) theo đó các giao dịch quốc tế giữa các bên có quan hệ lợi ích với nhau phải thực hiện nguyên tắc “đối xử như những người không có quan hệ thân thích” (arm’s length rule). Nếu vi phạm, cơ quan thuế có thể điều chỉnh mức thuế phải nộp tương ứng.
Thuế giá trị gia tăng đánh trên hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Mức thuế suất là 10%. Loại thuế này được tiến hành kê khai và nộp thuế theo từng quý (vào ngày 25 của các tháng Giêng, Tư, Bảy, và Mười).
Hàn Quốc có hiệp định song phương với hơn 80 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý và Anh Quốc về việc tránh đánh thuế hai lần để thúc đẩy giao thương, quan hệ đầu tư, hợp tác khoa học, công nghệ và văn hóa giữa Hàn Quốc và đối tác.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất phát triển, tiệm cận với các quy tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của WTO và tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Các sáng chế ở Hàn Quốc chỉ được cấp bằng khi sáng chế đó hàm chứa công nghệ có khả năng ứng dụng trong công nghiệp, có tính mới và thực sự là một bước tiến trong phát minh. Việc đăng ký sáng chế được tiến hành tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (the Korean Intellectual Property Office) với thời hạn bảo hộ là 20 năm và có thể được kéo dài với thời hạn 5 năm trong trường hợp đặc biệt. Trường hợp có hành vi vi phạm sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể yêu cầu tòa án Hàn Quốc áp dụng biện pháp ngăn chặn buộc chấm dứt hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp phạt như: bồi thường thiệt hại, khôi phục lại danh tiếng của chủ sở hữu sáng chế, tịch thu phương tiện và trang thiết bị, nguyên liệu liên quan tới vi phạm. Người có hành vi vi phạm sáng chế có thể bị phạt tù tới 7 năm hoặc bị phạt tiền tới 100 triệu won (tương đương khoảng 2 tỷ VNĐ).
Đối với nhãn hiệu thương mại (trade marks), việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của Luật Nhãn hiệu thương mại (the Trade Mark Act) năm 1949 (sửa đổi, bổ sung gần đây nhất vào năm 2014). Theo đạo luật này, các dấu hiệu, ký tự, hình vẽ, hình khối không gian ba chiều, màu sắc, sự chuyển động, âm thanh, mùi hoặc sự kết hợp các yếu tố trên đều có thể hình thành một nhãn hiệu thương mại. Tuy nhiên, để có thể được đăng ký, nhãn hiệu thương mại ấy phải đáp ứng tiêu chuẩn có đủ sự khác biệt để giúp người tiêu dùng nhận diện ra hàng hóa và dịch vụ gắn với nhãn hiệu thương mại đó và không xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Việc đăng ký nhãn hiệu thương mại cũng được thực hiện tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Hàn Quốc với thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm. Riêng đối với các thương hiệu nổi tiếng, việc bảo hộ được thực hiện theo quy định tại Luật bảo hộ bí mật thương mại và ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh (the
Unfair Competition Prevention and Trade Secret Protection Act). Trường hợp có hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tòa án Hàn Quốc áp dụng biện pháp ngăn chặn buộc chấm dứt hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp phạt như: bồi thường thiệt hại, khôi phục lại danh tiếng của chủ sở hữu nhãn hiệu, tịch thu phương tiện và trang thiết bị, nguyên liệu liên quan tới vi phạm. Người có hành vi vi phạm nhãn hiệu cũng có thể bị phạt tù tới 7 năm hoặc bị phạt tiền tới 100 triệu won (tương đương khoảng 2 tỷ VNĐ).
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (designs) được thực hiện theo quy định tại Luật về kiểu dáng công nghiệp (the Industrial Design Act). Kiểu dáng công nghiệp là khái niệm để chỉ hình dạng, kiểu cách, mầu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này để tạo ra một ấn tượng về thẩm mỹ. Để được đăng ký bảo hộ, kiểu dáng phải đáp ứng các yêu cầu như: (1) có khả năng ứng dụng công nghiệp, (2) có tính mới và (3) có tính sáng tạo. Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng là Văn phòng sở hữu trí tuệ Hàn Quốc. Thời hạn bảo hộ trước năm 2014 chỉ là 15 năm nhưng từ năm 2014 trở đi là 20 năm. Trường hợp có hành vi vi phạm kiểu dáng, chủ sở hữu kiểu dáng có thể yêu cầu tòa án Hàn Quốc áp dụng biện pháp ngăn chặn buộc chấm dứt hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp phạt như: bồi thường thiệt hại, khôi phục lại danh tiếng của chủ sở hữu kiểu dáng, tịch thu phương tiện và trang thiết bị, nguyên liệu liên quan tới vi phạm. Người có hành vi vi phạm kiểu dáng cũng có thể bị phạt tù tới 7 năm hoặc bị phạt tiền tới 100 triệu won (tương đương khoảng 2 tỷ VNĐ).
Đối với quyền tác giả, việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của Công ước phổ quát của Liên hợp quốc về quyền tác giả năm 1952 và Luật về quyền tác giả (the Copyright Act). Việc đăng ký quyền tác giả không phải là điều kiện để bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn duy trì cơ quan đăng ký quyền tác giả có tên là Ủy ban quyền tác giả Hàn Quốc (the Korea Copyright Commission). Người có hành vi vi phạm quyền tác giả có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc bị phạt tiền tới 50 triệu Won (tương đương khoảng 1 tỷ VNĐ). Thời hạn bảo hộ quyền tác giả ở Hàn Quốc là suốt cuộc đời của tác giả cộng với 70 năm sau khi chết.
Pháp luật về thương mại điện tử khá phát triển ở Hàn Quốc. Trong lĩnh vực pháp luật này, Hàn Quốc đã ban hành 4 đạo luật quan trọng là:
- Luật về chữ ký số (the Digital Signature Act): Đạo luật này quy định các vấn đề về chữ ký số và việc nhận diện, xác thực chữ ký số.
- Luật khung về văn bản điện tử và các giao dịch điện tử (the Framework Act on Electronic Documents and Electronic Transactions). Đạo luật này quy định các chính sách về phát triển thương mại điện tử.
- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử (the Act on Consumer Protection in Electronic Commerce). Đạo luật này quy định việc bảo về quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, trong các giao dịch bán hàng từ xa, bán hàng qua mạng Internet.
- Luật về giao dịch tài chính điện tử (the Electronic Financial Transaction Act). Đạo luật này quy định các vấn đề liên quan tới giao dịch tài chính điện tử.
Mỗi năm chỉ tính riêng chính quyền trung ương ở Hàn Quốc, số tiền mà chính phủ bỏ ra để đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ với trị giá hàng chục tỷ USD. Pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này gồm: Luật về hợp đồng mà một bên là nhà nước (Act on Contracts to Which the State is a Party) và Luật về hợp đồng mà một bên là chính quyền địa phương (Act on Contracts to Which a Local Government is a Party)
; Luật khung về ngành công nghiệp xây dựng (Framework Act on the Construction Industry); Luật về mua sắm của chính phủ (Government Procurement Act); Luật về giao dịch công bằng khi thầu khoán lại (Fair Transactions in Subcontracting Act); Luật về chương trình mua sắm quốc phòng (Defense Acquisition Program Act); Luật về sáng kiến tài chính tư nhân (Private Finance Initiative Act) v.v.
Luật về hợp đồng mà một bên là nhà nước (hay còn gọi là Luật Hợp đồng nhà nước) có mục đích cơ bản là thúc đẩy việc thực thi hợp đồng mà một bên là nhà nước. Luật này điều chỉnh việc mua sắm của nhà nước thông qua đấu thầu quốc tế hoặc đấu thầu nội địa. Đạo luật quy định các nguyên tắc hợp đồng cơ bản (Điều 5 và Điều 6) như nguyên tắc “bình đẳng”, “trung thực”, “tương trợ”, “minh bạch và công bằng”; các phương thức giao kết hợp đồng (Điều 7, các Điều từ 22 tới 25) như đấu thầu mở (công khai), đấu thầu cạnh tranh hạn chế, đấu thầu cạnh tranh nhưng có tính chỉ định. Cách xác định bên trúng thầu (Điều 10), về nguyên tắc là theo giá, theo đó giá thấp nhất sẽ được ưu tiên cao nhất, tiếp đến là nguyên tắc có lợi nhất cho nhà nước. Các quy định tương tự cũng xuất hiện trong Luật về hợp đồng mà một bên là chính quyền địa phương.
Quan hệ lao động ở Hàn Quốc, nhất là quan hệ giữa doanh nghiệp (người sử dụng lao động) với người làm công (công nhân, kỹ sư, nhà quản lý được thuê theo hợp đồng v.v.) được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật khác nhau:
- Luật về các tiêu chuẩn lao động (the Labor Standards Act) (ban hành lần đầu ngày 13/3/1997, được sửa đổi, bổ sung 11 lần vào các ngày 24/12/1997, 20/2/1998, 8/2/1999, 14/8/2001, 15/9/2003, 27/1/2005, 31/3/2005, 31/5/2005, 21/12/2006, 26/1/2007) và được thay thế mới bởi Luật về các tiêu chuẩn lao động (the Labor Standards Act) ngày 11/4/2007.
Đạo luật này gồm 116 điều được chia thành 11 chương,
quy định các vấn đề về quan hệ lao động. Chẳng hạn, đạo luật này quy định về hợp đồng lao động, theo đó, trong quan hệ lao động, các bên không cần phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải có văn bản ghi rõ các điều khoản lao động về (1) tiền lương, (2) giờ giấc làm việc, (3) các ngày nghỉ lễ; (4) các ngày nghỉ phép. Luật về các tiêu chuẩn lao động cũng quy định rõ những trường hợp được phép chấm dứt hoặc không được phép chấm dứt hợp đồng lao động. Cũng theo đạo luật này, người sử dụng lao động chỉ có thể sa thải người lao động khi có lý do chính đáng. Lý do này bao gồm: có ý có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy; thực hiện công việc được giao với hiệu suất thấp; tham gia các hội, nhóm trái pháp luật; có hành vi sử dụng vũ lực; bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không bảo vệ bí mật thương mại của người sử dụng lao động.
- Các đạo luật có liên quan về lĩnh vực này gồm: (1) Luật bảo đảm lợi ích khi nghỉ hưu của người lao động (
the Employee Retirement Benefit Security Act) ngày 27/1/2005
; (2) Luật về bình đẳng giới trong lao động và hỗ trợ cân bằng giữa công việc và gia đình (The Act on Equal Employment for Both Sexes and Support for Compatibility of Work and Family) ngày 4/12/1987
; (3) Luật bảo hiểm việc làm (the Employment Insurance Act) (được ban hành lần đầu vào ngày 27/12/1993 và sau 15 lần sửa đổi, bổ sung, đạo luật mới cùng tên đã được ban hành vào ngày 11/5/2007)
; (4) Luật về tiền lương tối thiểu (the Minimum Wage Act) được ban hành lần đầu vào ngày 31/12/1986 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần
; (5) Luật về khuyến khích việc làm và tái hòa nhập cho người khuyết tật (An Act on Employment Promotion and Vocational Rehabilitation for Disabled Persons) (ban hành lần đầu vào ngày 13/1/1990. Đạo luật cùng tên được ban hành mới vào ngày 12/1/2000, sau đó là đạo luật được ban hành vào ngày 25/5/2007);
(6) Luật khung về chính sách việc làm (Framework Act on Employment Policy) ban hành lần đầu vào ngày 27/12/1993 và sau đó được thay thế vào ngày 9/10/2009;
(7) Luật về người lao động ngoại quốc tại Hàn Quốc (Act on Foreign Workers’ Employment) ngày 16/8/2003
; (8) Luật bảo vệ người làm công có thời hạn cố định và người làm công bán thời gian (Act on the Protection of Fixed Term and Part-time Employees) ngày 21/12/2006.
Các đạo luật chuyên ngành này được thiết kế theo hướng đây là các quy định mang tính bắt buộc mà các bên trong quan hệ lao động đều phải tôn trọng thực hiện ngay cả các bên này đã có thỏa thuận trong hợp đồng lao động trái với quy định của các đạo luật.
Pháp luật tố tụng dân sự Hàn Quốc không có sự phân biệt giữa tố tụng dân sự với tố tụng thương mại. Các tranh chấp kinh tế, đầu tư, kinh doanh, thương mại, vì thế, cũng được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự thông thường. Các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại ở Hàn Quốc đều được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (the Korean Civil Procedure Code) năm 1960 (sửa đổi, bổ sung gần nhất vào năm 2011). Bộ luật gồm 502 điều được chia thành 7 chương, quy định rõ nguyên tắc của hoạt động tiến hành tố tụng dân sự, theo đó, tòa án có trách nhiệm tiến hành tố tụng dân sự một cách công bằng, nhanh chóng và tiết kiệm; các bên đương sự và các bên có liên quan tham gia tố tụng dân sự có trách nhiệm thực hiện các hành vi tố tụng một cách trung thực và ngay thẳng. Bộ luật quy định rõ nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của tòa án, trình tự, thủ tục tiến hành phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm, phá án và việc thi hành án.
Các tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại cũng có thể được giải quyết theo trình tự, thủ tục trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo tố tụng trọng tài được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài năm 1966 (sửa đổi, bổ sung năm 1973 và năm 1999).
Việc hòa giải các tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại được thực hiện theo quy định của Luật về hòa giải dân sự (the Civil Mediation Act) năm 1990 (được sửa đổi, bổ sung gần đây vào năm 2012).
Trên cơ sở Kế hoạch quốc gia thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ban hành năm 2017) (gọi tắt là I-KOREA 4.0), các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc đã tích cực tiến hành việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một trong những điểm rất đáng lưu ý là cách tiếp cận khi xử lý các vấn đề mới phát sinh từ cuộc CMCN 4.0 của Hàn Quốc. Đó là cách tiếp cận vận dụng tối đa nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”. Theo cách tiếp cận này, trước những vấn đề mới phát sinh, tinh thần chung của các cơ quan có thẩm quyền là
Tại Hàn Quốc, Bộ luật đặc biệt về “Thúc đẩy công nghệ thông tin truyền thông và đẩy mạnh hội tụ công nghệ” quy định “chính quyền trung ương và địa phương về nguyên tắc cho phép và có trách nhiệm đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động kỹ thuật, dịch vụ nếu các hoạt động này không vi phạm các quy định pháp luật có liên quan, ví dụ như hoạt động hội tụ công nghệ thông tin truyền thông tiên tiến“. Quy định này là ví dụ điển hình cho nguyên tắc “được phép làm những gì pháp luật không cấm”. Tiếp đó, các cơ quan có thẩm quyền tạo lập ra các “Khu pháp lý đặc biệt” (Regulatory Free Zone - RFZ). “Regulatory Free Zone” là khu vực miễn trừ pháp lý đặc biệt, chỉ được thành lập và vận hành tại một số vùng nhất. Các lĩnh vực kinh doanh sáng tạo mới hoặc ngành công nghiệp chiến lược được triển khai trong khu vực này nếu gặp khó khăn do quy định hiện hành, có thể được (i) cấp giấy phép triển khai tạm thời hoặc (ii) được miễn trừ áp dụng một phần hoặc toàn bộ các quy định nếu vì mục đích kiểm thử các sản phẩm, dịch vụ sử dụng công nghệ mới. RFZ được lựa chọn theo tiêu chí là khu vực cần phát triển công nghiệp (Không lựa chọn các thành phố trực thuộc trung ương) nhằm hướng tới sự phát triển cân bằng trên toàn lãnh thổ. Tại Hàn Quốc, Luật riêng về Khu pháp lý đặc biệt được áp dụng từ ngày 17/04/2019.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng thiết lập các cơ chế hỗ trợ (thông qua ưu đãi thuế) trong đó có cả hỗ trợ cho các khởi nghiệp sáng tạo (start-up).
Cụ thể, tại Hàn Quốc, chính phủ đang xem xét phương án áp dụng ưu đãi thuế không chỉ cho chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và nghiên cứu phát triển, mà còn cho cả chi phí nhân công, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân đối với các doanh nghiệp đầu tư trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, phát triển công nghệ mới… Để dẫn đầu trong CMCN lần thứ 4 và đảm bảo động lực tăng trưởng bền vững trong tương lai thì cần phải mở rộng và đa dạng hơn các loại ưu đãi thuế trong các lĩnh vực công nghệ có liên quan. Hàn Quốc quan niệm nuôi dưỡng các doanh nghiệp Start-up quy mô nhỏ sử dụng các công nghệ nền tảng cho cuộc CMCN 4.0 là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc tăng cường cơ chế hỗ trợ. Thêm vào đó, cần liên tục hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và tăng cường bảo trợ xã hội để khích lệ tái khởi nghiệp trong trường hợp thất bại. Hàn Quốc đang tiến hành hỗ trợ các start-up thông qua ‘Luật hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng vạn vật kết nối (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật thông tin truyền thông). Nhà nước đang xem xét phương án hỗ trợ bổ sung một phần cho các start-up đã thất bại để có thể tái khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Hàn Quốc cũng có chính sách bồi dưỡng nhân tài và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Với tốc độ và phạm vi của CMCN 4.0, điều quan trọng là cần đảm bảo nhân lực chuyên môn chất lượng cao để củng cố hiệu quả và tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong khi chu kỳ vòng đời của các loại hình việc làm đang càng ngày càng ngắn hơn thì việc đào tạo cho nhân lực làm việc liên tục là không thể thiếu do đó cần chuẩn bị đối sách cho việc đào tạo nhân lực mới và nhân lực hiện có trong từng lĩnh vực.
Hàn Quốc cũng quan tâm tới việc hoàn thiện một số lĩnh vực cụ thể liên quan tới CMCN 4.0 như dữ liệu lớn (big data), thiết bị tự hành (xe không người lái, thiết bị bay không người lái - drone) v.v...
Big data là những dữ liệu số có quy mô, chủng loại, khả năng biến động rất lớn nên khó có thể phân tích bằng các phương thức đã có trước đây. Đa số các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực dữ liệu là lĩnh vực quyết định năng lực cạnh tranh trong tương lai và đang chuẩn bị chính sách để ươm tạo và phát triển ngành công nghiệp dữ liệu. Mặt khác, việc hoàn thiện các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân trong quá trình trao đổi big data cũng là nhu cầu thiết yếu đang được đề ra. Do vậy, cần chuẩn bị các biện pháp an toàn để ngăn chặn việc xâm phạm quyền riêng tư đồng thời đưa ra các hướng dẫn cụ thể để sử dụng thông tin không định danh (sau khi xử lý bảo mật) trên quy mô công nghiệp. Hàn Quốc đã ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân
trong đó có quy định khi thu thập, khai thác thông cá nhân thì phải có sự đồng ý của chủ thể thông tin. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên CMCN 4.0, Hàn Quốc đã có hướng dẫn xử lý thông tin cá nhân nhằm mục đích khai thác hiệu quả và an toàn Big data trong khung pháp lý các quy định có liên quan ví dụ như Luật bảo vệ thông tin cá nhân. Theo đạo luật này, quy trình xử lý thông tin cá nhân (Hàn Quốc) phải tuân theo các bước sau:
là loại xe ô tô có thể tự nhận biết môi trường xung quanh, phán đoán tình trạng vận hành và điều khiển để di chuyển đến mục tiêu cho trước mà không cần có sự can thiệp của người lái. Đây là một trong những công nghệ mà rất nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới đang nghiên cứu/phát triển. Theo dự đoán, năm 2020, loại xe không người lái này sẽ có mặt chính thức trên thị trường Hàn Quốc. Dự kiến quy mô thị trường ô tô không người lái năm 2025 là 42 tỉ đô la, đến năm 2035 lượng bán ô tô không người lái sẽ chiếm 25% lượng bán (thị phần) ô tô trên toàn thế giới. Hiện nay, Luật quản lý ô tô Hàn Quốc mới chỉ đưa ra định nghĩa khái quát và cho phép vận hành thử ô tô không người lái mà chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ về việc thương mại hóa hoạt động này, như chưa có quy định về khu vận hành, tiêu chuẩn an toàn… Gần đây Hàn Quốc đã ban hành Luật xúc tiến và hỗ trợ thương mại hóa ô tô không người lái. Luật này được ban hành ngày 30/04/2019 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/05/2020. Luật xúc tiến và hỗ trợ thương mại hóa ô tô không người lái có những nội dung chính như sau:
Ngày 13/01/2008, Hàn Quốc lần đầu tiên cho phép dùng máy bay camera vào buổi tối trong sự kiện rước đuốc thế vận hội mùa đông Olymic Pyeongchang. Theo Khoản 5 Điều 129 của Luật an toàn hàng không có hiệu lực từ tháng 11 năm 2017, máy bay camera bay trên không vào buổi tối (trước đây bị cấm) đã chính thức được cho phép hoạt động.
Gần đây Hàn Quốc đã ban hành ‘Luật xúc tiến và tạo dựng nền tảng phục vụ khai thác sử dụng drone (Ban hành ngày 5/4/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/5/2020) với những nội dung cơ bản như sau:
: Drone được định nghĩa là ‘vật thể bay có thể hoạt động mà không cần người ngồi trên điều khiển”. Khác với quy định trong Luật an toàn hàng không trước đây, Drone là thuật ngữ nói đến máy bay không người lái và thiết bị bay không người lái thì ở đây định nghĩa Drone được quy định một cách linh động là vật thể bay nhằm thích ứng với sự thay đổi của thị trường và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Chỉ định/vận hành khu vực tự do đặc biệt nhằm tối giản, gia hạn, miễn trừ áp dụng các quy định liên quan đến Drone, thúc đẩy thương mại hóa các thành tựu nghiên cứu và phát triển (R&D). Lập quy hoạch chung 5 năm và thực hiện điều tra về thực trạng triển khai, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý về việc vận hành cơ chế hợp tác trong ngành công nghiệp drone, qua đó có thể xây dựng ngành công nghiệp này một cách có hệ thống.
: Chuẩn bị cơ sở để xây dựng và vận hành hệ thống quản lý lưu thông drone nhằm thích ứng với việc tăng lên về số lượng Drone được sử dụng sau này.
: Chính phủ hỗ trợ về mặt hành chính/tài chính, như là cho vay vốn thành lập, hỗ trợ trang thiết bị nghiên cứu phát triển liên quan đến Drone để xúc tiến và thúc đẩy việc khởi nghiệp trong ngành công nghiệp drone.
: Để có thể bồi dưỡng nhân lực chuyên môn trong ngành công nghiệp drone cả về kiến thức và tư chất, chính phủ cần tiến hành các khóa huấn luyện đào tạo hoặc chỉ định đào tạo thông qua các cơ sở giáo dục nhân lực chuyên nghiệp như trường đại học hay viện nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ về giao lưu quốc tế, tạo cơ hội tham gia hội thảo quốc tế,… nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về xúc tiến đầu tư vào thị trường nước ngoài của ngành công nghiệp Drone.
đối với việc sử dụng drone để chụp ảnh chân dung, thân thể hoặc nơi cư trú của người khác mà không có sự đồng ý. Hành vi này sẽ được xem là: Vi phạm Luật bảo vệ quyền riêng tư (Privacy Act) (nếu ảnh chụp có thông tin vị trí như là GPS v.v. thì đó là hành vi vi phạm Luật bảo vệ, sử dụng thông tin vị trí). Nếu chụp ảnh thân thể gây tổn hại tinh thần của người khác thì có thể bị xử phạt theo Luật đặc biệt về xử lý tội phạm xâm hại tình dục. Việc chụp ảnh nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người khác mà không được cho phép trước khó có thể bị truy tố theo tội danh xâm phạm nơi cư trú (do không có hành vi xâm phạm thực tế) và tội danh cản trở công việc kinh doanh (do không có hành vi lừa dối hay dùng vũ lực) theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành của Hàn Quốc hiện đang được xem xét bổ sung quy định mới để điều chỉnh.
TS. Nguyễn Văn CươngViện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Bên trong Bộ Quốc phòng có 2 cơ quan rất quan trọng là Tổng cục nhân lực quốc phòng (Military Manpower Administration) và Tổng cục mua sắm quốc phòng (Defense Acquisition Program Administration).
Bên trong Bộ Tư pháp có cơ quan công tố Hàn Quốc. Có thể xem, đây là mô hình tổ chức Bộ Tư pháp mà Hoa Kỳ, Nhật Bản đang áp dụng.
Trong Bộ này có 2 cơ quan rất quan trọng là Tổng cục cảnh sát quốc gia Hàn Quốc (Korean National Police Agency) và Tổng cục quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia (National Emergency Management Agency).
Bên trong Bộ Chiến lược và Tài chính có một số cơ quan đặc biệt quan trọng là Tổng cục thuế (National Tax Service), Tổng cục hải quan (Korea Customs Service), Tổng cục mua sắm công (Public Procurement Service), và Tổng cục thống kê (Statistics Korea).
Nằm trong Bộ này có cơ quan bưu điện quốc gia Hàn Quốc (Korea Post).
Trong Bộ này có cơ quan quan trọng là Tổng cục quản lý di sản văn hóa (Cultural Heritage Administration).
Trong Bộ này có hai cơ quan rất quan trọng là Tổng cục phát triển nông thôn (Rural Development Administration) và Tổng cục quản lý rừng Hàn Quốc (Korea Forest Service).
Trong Bộ này có hai tổng cục quan trọng là Tổng cục hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Business Administration) và Văn phòng quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (Korean Intellectual Property Office).
Tổng cục khí tượng thủy văn Hàn Quốc (Korea Meteorological Administration) nằm trong Bộ này.
“For the Better: Korea’s Business Environment Ranks 5
Dai-Kwon Choi, “Law and development: the Korean experience” in Hyunah Yang (ed.),
(Cheltenham, UK: Edward Elgar, 2013) 3-19 at 10.
Hiến pháp này có hiệu lực từ ngày 25/2/1988.
Chẳng hạn nguyên tắc chủ quyền nhân dân, nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, nguyên tắc bảo vệ các quyền con người căn bản, bảo đảm bình đẳng của mọi người dân trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về giới tính, tôn giáo và địa vị xã hội. Hiến pháp Hàn Quốc cũng ghi nhận nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là phân chia quyền lực và bảo đảm sự cân bằng, đối trọng giữa các quyền, thiết lập Tòa án Hiến pháp để thực hiện công việc bảo hiến chuyên trách.
Từ Điều 119 tới Điều 127 Hiến pháp năm 1987.
Jongcheol Kim, “Constitutional Law” in Korea Legislation Research Institute,
(Seoul: Springer, 2013) 31-84 at 79-80.
Bộ luật này gồm 7 chương, 502 điều, được thiết kế với mục tiêu xây dựng một hệ quy tắc tố tụng “công bằng, nhanh chóng và hiệu quả”. Trong 7 chương thì các quy định quan trọng nhất nằm trong chương 1, 2, 3 và 4. Chương 1 quy định chung về thẩm quyền của tòa án, đương sự (các bên trong vụ án: nguyên đơn, bị đơn), chi phí tố tụng, thủ tục tố tụng. Chương 2 quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Chương 3 quy định về phúc thẩm. Chương 4 quy định về phá án. Ngoài Bộ luật tố tụng dân sự, còn một số đạo luật đơn hành được ban hành để quy định các nội dung có liên quan như: Luật thi hành án dân sự (Civil Execution Act), Luật tố tụng gia đình (Family Litigation Act), Luật phá sản và phục hồi con nợ (Debtor Rehabilitation and Bankruptcy Act) (Xem: Youngjoon Kwon, “Civil Law and Civil Procedural Law” in Korea Legislation Research Institute,
(Seoul: Springer, 2013) 113-154 at 141-142).
Daeyong Choi (Office of the Prime Minister, Korea, 2001), “A Radical Approach to Regulatory Reform in Korea” korea/1898279.doc>.
Đạo luật này gồm 37 điều được chia thành 5 chương: Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 6), Chương 2 “Nguyên tắc và việc thẩm định khi ban hành, duy trì quy tắc hành chính” (từ Điều 7 tới Điều 16), Chương 3 “Rà soát, đánh giá các quy tắc hành chính hiện tồn” (từ Điều 17 tới Điều 22), Chương 4 “Ủy ban cải cách quy tắc hành chính” (từ Điều 23 tới Điều 33), Chương 5 “Các quy định bổ sung” (từ Điều 34 tới Điều 37).
Hamyoung Jeong, “The Role of Administrative Law in Economic Development and Democracy in Korea” in Korea Legislation Research Institute,
(Seoul: Springer, 2013) 85-112 at 96.
Hamyoung Jeong, “The Role of Administrative Law in Economic Development and Democracy in Korea” in Korea Legislation Research Institute,
(Seoul: Springer, 2013) 85-112 at 89.
Với các quy định điều chỉnh các nội dung như hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền, hưởng lợi vô căn và bồi thường thiện hại ngoài hợp đồng.
Thực ra, từ năm 1963, Hàn Quốc đã ban hành đạo luật về kế hoạch sử dụng đất (the Act on Comprehensive Plan of National Land Construction). Đạo luật này được thay thế bởi Luật khung về đất đai quốc gia năm 2002.
Đạo luật gồm 144 điều được chia thành 12 chương: Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 9), Chương 2 “Quy hoạch đô thị” (từ Điều 10 tới Điều 17), Chương 3 “Quy hoạch đô thị cơ bản” (từ Điều 18 tới Điều 23), Chương 4 “Quy hoạch việc quản lý đô thị” (từ Điều 24 tới Điều 55), Chương 5 “Việc cấp phép cho các dự án phát triển” (từ Điều 56 tới Điều 75), Chương 6 “Các hành vi bị hạn chế trong các khu vực đặc biệt” (từ Điều 76 tới Điều 84), Chương 7 “Việc thực hiện các dự án hạ tầng đô thị” (từ Điều 85 tới Điều 100), Chương 8 “Chi phí và việc chịu chi phí xây dựng quy hoạch” (từ Điều 101 tới Điều 105), Chương 9 “Ủy ban quy hoạch đô thị” (từ Điều 106 tới Điều 116), Chương 10 “Cấp phép đối với các giao dịch đất đai” (từ Điều 117 tới Điều 126), Chương 11 “Các quy định bổ sung” (từ Điều 127 tới Điều 139), Chương 12 “Các quy định về hình sự” (từ Điều 140 tới Điều 144).
Đạo luật này gồm 29 điều được chia thành 3 chương: Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 4), Chương 2 “Việc ấn định mức hoàn trả” (từ Điều 5 tới Điều 25), Chương 3 “Điều khoản bổ sung” (từ Điều 26 tới Điều 29).
Tương đương khoảng 1.600.000VNĐ (theo tỷ giá hiện nay là 1 won = 20 VNĐ).
. Đạo luật này gồm 23 điều không chia thành chương. Đạo luật này quy định rõ vai trò của Bộ Lao động (Hàn Quốc) trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp xã hội hoạt động.
Ngoài Chương 1 “Những quy định chung” (Điều 1 và Điều 2), Chương 13 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 62 tới Điều 65), Chương 14 “Những quy định hình sự” (từ Điều 66 tới Điều 71), các chương còn lại trong đạo luật này gồm: Chương 2 “Cấm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh” (từ Điều 3 tới Điều 6), Chương 3 “Hạn chế việc sáp nhập doanh nghiệp và kiểm soát việc tập trung kinh tế” (từ Điều 7 tới Điều 18), Chương 4 “Hạn chế đối với các hành động hợp tác không công bằng” (từ Điều 19 tới Điều 22), Chương 5 “Cấm các hành vi thương mại không công bằng” (Điều 23 và Điều 24), Chương 6 “Tổ chức của các doanh nghiệp” (từ Điều 25 tới Điều 28), Chương 7 “Hạn chế việc duy trì giá bán lại” (từ Điều 29 tới Điều 31), Chương 8 “Hạn chế việc giao kết hợp đồng quốc tế không công bằng” (từ Điều 32 tới Điều 34), Chương 9 “Cơ quan thực thi” (từ Điều 35 tới Điều 48), Chương 10 “Thủ tục điều tra và các vấn đề có liên quan” (từ Điều 49 tới Điều 55), Chương 11 “Bồi thường” (Điều 56 và Điều 57), Chương 12 “Miễn trừ” (từ Điều 58 tới Điều 61).
Ngoài Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 3), Chương 10 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 80 tới Điều 83), Chương 14 “Những quy định hình sự” (từ Điều 84 tới Điều 86), các chương còn lại trong đạo luật này gồm: Chương 2 “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng” (Điều 4 và Điều 5), Chương 3 “Nghĩa vụ của chính quyền và cơ sở kinh doanh” (từ Điều 6 tới Điều 20), Chương 4 “Khung khổ hình thành và thực thi chính sách tiêu dùng” (từ Điều 21 tới Điều 27), Chương 5 “Tổ chức của người tiêu dùng” (từ Điều 28 tới Điều 32), Chương 6 “Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc” (từ Điều 33 tới Điều 44), Chương 7 “An toàn của người tiêu dùng” (từ Điều 45 tới Điều 52), Chương 8 “Giải quyết tranh chấp tiêu dùng” (từ Điều 53 tới Điều 76), Chương 9 “Thủ tục thanh tra” (từ Điều 77 tới Điều 79).
Pro. Dr. Kee-Hong Kang, “Current Development in South Korean Procurement Law” (2014)
Các đạo luật này đều có Nghị định hướng dẫn thi hành.
Tính đến 2012, đạo luật này cũng đã sửa đổi, bổ sung 12 lần vào các ngày 17/5/2007, 27/7/2007, 21/12/2007, 21/3/2008, 28/3/2008, 21/5/2009, 17/5/2010, 25/5/2010, 4/6/2010, 10/6/2010, 24/5/2011, 1/2/2012.
Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 14), Chương 2 “Hợp đồng lao động” (từ Điều 15 tới Điều 42), Chương 3 “Tiền lương” (từ Điều 43 tới Điều 49), Chương 4 “Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi” (từ Điều 50 tới Điều 63), Chương 5 “Lao động nữ và lao động chưa thành niên” (từ Điều 64 tới Điều 75), Chương 6 “An toàn lao động và sức khỏe” (Điều 76), Chương 7 “Học việc” (Điều 77), Chương 8 “Bồi thường tai nạn lao động” (từ Điều 78 tới Điều 92), Chương 9 “Nội quy làm việc” (từ Điều 93 tới Điều 97), Chương 10 “Nội trú” (từ Điều 98 tới Điều 100), Chương 11 “Thanh tra lao động” (từ Điều 101 tới Điều 106), Chương 12 “Các quy định hình sự” (từ Điều 107 tới Điều 116).
. Đạo luật này có 35 điều được chia thành 7 chương. Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 7), Chương 2 “Chế độ thanh toán lương hưu” (từ Điều 8 tới Điều 11), Chương 3 “Thiết lập chương trình lương hưu” (Điều 12 và Điều 13), Chương 4 “Người được tín thác quản lý quỹ lương hưu” (từ Điều 14 tới Điều 18), Chương 5 “Nghĩa vụ của các bên liên quan và việc giám sát” (từ Điều 19 tới Điều 24), Chương 6 “Các quy định bổ sung” (từ Điều 25 tới Điều 30), Chương 7 “Các quy định hình sự” (từ Điều 31 tới Điều 35).
. Tính đến ngày 4/6/2010, đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung 12 lần. Đạo luật này gồm 39 điều được chia thành 6 chương: Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 6), Chương 2 “Bảo đảm bình đẳng về cơ hội và sự đối xử trong tuyển dụng nam và nữ” (từ Điều 7 tới Điều 17), Chương 3 “Quy định về thai sản” (từ Điều 18 tới Điều 22), Chương 4 “Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp” (từ Điều 23 tới Điều 30), Chương 5 “Quy định bổ sung” (từ Điều 31 tới Điều 36), Chương 6 “Các quy định hình sự” (từ Điều 37 tới Điều 39). Đặc biệt, đạo luật này quy định rất rõ cách xử lý vấn đề quấy rối tình dục ở nơi làm việc.
. Tính đến ngày 21/7/2011, đạo luật này cũng đã được sửa đổi, bổ sung 12 lần. Đạo luật này gồm 118 điều được chia thành 9 chương. Ngoài chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 12) và Chương 8 “Các quy định bổ sung” (từ Điều 105 tới Điều 115), Chương 9 “Các quy định hình sự” (từ Điều 116 đến Điều 118), các chương còn lại gồm: Chương 2 “Quản lý người được bảo hiểm” (từ Điều 13 tới Điều 18), Chương 3 “Các dự án phát triển kỹ năng của người lao động và bảo đảm việc làm” (từ Điều 19 tới Điều 36), Chương 4 “Các lợi ích được hưởng khi thất nghiệp” (từ Điều 37 tới Điều 69), Chương 5 “Các ích lợi liên quan tới chăm sóc con nhỏ của người được bảo hiểm” (từ Điều 70 tới Điều 77), Chương 6 “Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” (từ Điều 78 tới Điều 86), Chương 7 “Yêu cầu xem xét và xem xét lại” (từ Điều 87 tới Điều 104).
Đạo luật này gồm 31 điều được chia thành 6 chương. Ngoài Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 3), Chương 5 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 23 tới Điều 27) và Chương 6 “Những quy định hình sự” (từ Điều 28 tới Điều 31), các chương còn lại của đạo luật gồm: Chương 2 “Tiền lương tối thiểu” (từ Điều 4 tới Điều 7), Chương 3 “Quyết định tiền lương tối thiểu” (từ Điều 8 tới Điều 11), Chương 4 “Hội đồng tiền lương tối thiểu” (từ Điều 12 tới Điều 22).
. Đạo luật gồm 87 điều được chia thành 6 chương. Ngoài chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 8) và Chương 6 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 75 tới Điều 87), 5 chương còn lại của đạo luật là Chương 2 “Khuyến khích tạo việc làm và tái hòa nhập cho người khuyết tật” (từ Điều 9 tới Điều 26), Chương 3 “Nghĩa vụ tuyển dụng người khuyết tật và những khoản đóng góp bổ sung” (từ Điều 27 tới Điều 42), Chương 4 “Cơ quan tạo việc làm cho người khuyết tật” (từ Điều 43 tới Điều 67), Chương 5 “Quỹ khuyến khích tạo việc làm và tái hòa nhập cho người khuyết tật” (từ Điều 68 tới Điều 74).
. Đạo luật này gồm 42 điều, được chia thành 7 chương. Ngoài Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 7) và Chương 7 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 38 tới Điều 42), những chương còn lại của đạo luật gồm: Chương 2 “Việc xây dựng và thực thi chính sách việc làm” (từ Điều 8 tới Điều 14), Chương 3 “Thu thập và cung cấp thông tin về việc làm” (từ Điều 15 tới Điều 18), Chương 4 “Phát triển kỹ năng nghề nghiệp” (từ Điều 19 tới Điều 22), Chương 5 “Các biện pháp bảo đảm lực lượng lao động” (từ Điều 23 tới Điều 31), và Chương 6 “Hỗ trợ việc chuyển đổi công việc” (từ Điều 32 tới Điều 37).
. Đạo luật này gồm 32 điều, được chia thành 6 chương. Ngoài chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 5), Chương 5 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 26 tới Điều 28), Chương 6 “Những quy định hình sự” (từ Điều 29 tới Điều 32), các chương còn lại của đạo luật là: Chương 2 “Thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài” (từ Điều 6 tới Điều 12), Chương 3 “Quản lý người lao động nước ngoài” (từ Điều 13 tới Điều 21), Chương 4 “Bảo vệ người lao động nước ngoài” (từ Điều 22 tới Điều 25).
< http://www.moleg.go.kr/english/korLawEng?pstSeq=52953&brdSeq=33>. Đạo luật này gồm 24 điều được chia thành 6 chương. Ngoài Chương 1 “Những quy định chung” (từ Điều 1 tới Điều 3), Chương 5 “Những quy định bổ sung” (từ Điều 16 tới Điều 20), Chương 6 “Những quy định hình sự” (từ Điều 21 tới Điều 24), các chương còn lại của đạo luật gồm: Chương 2 “Người làm công có thời hạn cố định” (Điều 4 và Điều 5), Chương 3 “Người làm công bán thời gian” (Điều 6 và Điều 7), Chương 4 “Nghiêm cấm và việc bồi thường đối với hành vi phân biệt đối xử” (từ Điều 8 tới Điều 15).
Chi tiết quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Hàn Quốc có thể tiếp cận tại địa chỉ website < https://www.fernuni-hagen.de/imperia/md/content/rewi/japanrecht/sk-zpo.pdf>.
Kap-You (Kevin) Kim, “Dispute Resolution in Korea”
Start-up là dùng để chỉ các doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh được thành lập trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất hoặc những ý tưởng trước đây chưa từng có.
Thông tin cá nhân: Là thông tin có thể định danh một cá nhân đang sống.
Ngày Pháp luật Việt Nam (11/09) hàng năm là dịp quan trọng để chúng ta cùng nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, công bằng và văn minh. Ngày này không chỉ là cơ hội cho mỗi cá nhân, tổ chức tự động kiểm tra lại việc tuân thủ pháp luật mà còn là dịp để nhắc nhở chúng ta về vai trò của luật pháp trong cuộc sống hàng ngày.
Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.
Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam.
Pháp luật là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Mọi hoạt động xã hội, từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, đều phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế có chiều sâu rộng hơn, việc hiểu biết và thực thi pháp luật đúng đắn là yêu cầu cấp thiết. Tuân thủ luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức phát triển bền vững, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và tạo dựng lòng tin đối với đối tác, khách hàng.
Chính vì vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm khuyến khích mọi người dân chủ động tìm hiểu, học hỏi và nâng cao nhận thức về pháp luật. Đặc biệt, việc giáo dục pháp luật trong trường học cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn bao giờ hết, để thế hệ trẻ có thể nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Thông qua đó, chúng ta có thể xây dựng một hệ công dân trẻ trung, năng động và có ý thức pháp luật tốt.
Pháp luật là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Và chỉ khi chúng ta tôn trọng và thực thi pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện khẩu hiệu: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” !