Ngành Nghề Dịch Thuật

Ngành Nghề Dịch Thuật

Trong thời xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, cơ hội việc làm trong mọi ngành nghề cũng được mở rộng hơn. Hầu hết các lĩnh vực như thương mại, giáo dục cho đến văn hóa… hiện nay đều cần quá trình dịch thuật, chuyển đổi ngôn ngữ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc câu hỏi dịch thuật là gì? Tất cả những thông tin chi tiết về nghề dịch thuật xem rằng liệu bạn có phù hợp với ngành nghề này hay không?

Trong thời xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, cơ hội việc làm trong mọi ngành nghề cũng được mở rộng hơn. Hầu hết các lĩnh vực như thương mại, giáo dục cho đến văn hóa… hiện nay đều cần quá trình dịch thuật, chuyển đổi ngôn ngữ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc câu hỏi dịch thuật là gì? Tất cả những thông tin chi tiết về nghề dịch thuật xem rằng liệu bạn có phù hợp với ngành nghề này hay không?

Kiến thức, kỹ năng cần thiết khi làm nghề dịch thuật

Nếu bạn đang có định hướng theo nghề dịch thuật thì cần biết các yêu cầu để làm tốt công việc dịch thuật là gì.

Độ chính xác và chú ý đến từng chi tiết

Viết lại văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết. Điều này sẽ giúp tránh các bạn dịch đầy lỗi về ngôn ngữ hoặc văn phong.

Dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu thì cũng có lúc rơi vào tình trạng “bí”, vì có nhiều từ bạn không biết. Kỹ năng tra cứu là rất quan trọng đối với người dịch. Với kỹ năng này, bạn có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết. Đồng thời, bổ sung và nâng cao năng lực của bản thân. Ngoài từ điển, biên dịch viên hay phiên dịch viên còn có thể sử dụng các công cụ dịch thuật như: Transit, DejaVu, SDLX, Trados…

Dịch thuật không phải là công việc hoạt động một mình hay riêng lẻ. Trong thực tế, biên dịch viên hay phiên dịch viên thường phải làm việc theo nhóm. Nắm vững kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn sắp xếp công việc hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục những khuyết điểm của mình và học hỏi thêm kinh nghiệm.

Ngành dịch thuật rất cần công nghệ thông tin. Bạn sẽ cần phần mềm để xử lý văn bản, chỉnh sửa bản dịch, khôi phục bộ nhớ bản dịch… Vì vậy, năng lực sử dụng và cập nhật phần mềm CNTT phải luôn được nâng cao.

Thông thạo hai ngôn ngữ trở lên

Hai ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ gốc (ngôn ngữ của văn bản cần dịch) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ cần dịch của văn bản).

Chẳng hạn, khi cần dịch văn bản hoặc các tác phẩm từ Anh sang Việt, bạn cần thành thạo cả hai ngôn ngữ này, bao gồm tất cả các sắc thái tinh tế ngụ ý trong văn bản để cho ra các bản dịch hoàn toàn chính xác.

Song song với đó, bạn cũng cần có chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang làm việc. Ví dụ, bạn là một biên dịch viên tiếng Anh và bạn đang dịch một cuốn sách y khoa. Để dịch cuốn sách đó, bạn phải có chút kiến ​​thức về y học và thành thạo các từ tiếng Anh y tế.

Những lí do bạn nên theo đuổi nghề dịch thuật

Hiểu được dịch thuật là làm gì, bạn có muốn theo đuổi ngành nghề này? Nếu bạn vẫn còn đang lưỡng lự thì những điều sau đây sẽ giúp bạn ra quyết định nhanh hơn.

Ngôn ngữ được coi là bản chất quan trọng của văn hóa. Khi bạn hiểu và sử dụng một ngôn ngữ, bạn sẽ khám phá ra một nền văn hóa mới. Biên-phiên dịch viên có thể tìm hiểu nhiều lĩnh vực của đất nước mà họ quan tâm.

Ngoài ra, với công việc này, bạn có thể đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều quốc gia, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn tích lũy được nhiều kiến ​​thức và kinh nghiệm.

Ngoài các mối quan hệ, gặp gỡ nhiều người làm việc trong nhiều lĩnh vực, bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ những người thành đạt và những người nổi tiếng. Nhờ đó, các mối quan hệ của bạn cũng mở rộng theo. Họ có thể là bạn bè, đồng nghiệp, đối tác hay thậm chí là người có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển trong tương lai.

Đặc biệt, nếu bạn là một phiên dịch viên ngoại giao, bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ và làm việc với những nhân vật cấp cao của chính phủ.

Trong xu thế hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế, điều này tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho đội ngũ phiên dịch, biên dịch.

Đối với công việc dịch thuật, càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng tiến xa hơn. Bạn có thể làm biên, phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, công ty lữ hành, đài truyền hình, nhà xuất bản, công ty, doanh nghiệp đa quốc gia, văn phòng dịch thuật công chứng… Ngoài ra, Bộ Ngoại giao được coi là nơi tập trung những dịch thuật có trình độ và chuyên môn cao.

Mức lương trung bình của một phiên dịch viên vào khoảng 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể biên phiên dịch trong các hội thảo, hội nghị với mức lương khoảng 200-400$/ngày. So với mặt bằng chung hiện nay, mức lương này là tương đối cao.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về dịch thuật là gì và các thông tin liên quan đến ngành dịch thuật. Mong rằng những điều hữu ích trên có thể hỗ trợ bạn trên con đường định hướng nghề nghiệp tương lai.

Chỉ biết ngôn ngữ không đủ để tạo ra chất lượng tiêu chuẩn tối thiểu của ngành Dịch thuật/chuyển ngữ. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế về các chuyên ngành hoặc các lĩnh vực chuyên môn của tài liệu mới có tính quyết định. Công ty dịch thuật chuyên nghiệp Việt Nam chuyên về những lĩnh vực chuyên ngành, nhóm chuyên ngành sau đây:

Ngoài khả năng ngôn ngữ và kiến thức về chuyên ngành, đội ngũ chuyên viên dịch thuật của Công ty Dịch thuật Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm thực tế về loại tài liệu khác nhau. Dịch thuật/chuyển ngữ tài liệu truyên thông, quảng cáo sẽ khác biệt với dịch thuật/chuyển ngữ loại tài liệu kỹ thuật máy móc. Hiện có trên 60 loại tài liệu chính mà Công ty Dịch thuật Chuyên Nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm triển khai.

Hồ sơ thầu: Hồ sơ tổng thầu EPC, Hồ sơ mời thầu (Bidding document), hồ sơ dự thầu (Bids).

Xây dựng: Biện pháp thi công (Construction method), Kế hoạch tổng thể (Master plan) thiết kế cơ bản (Basic design), nghiên cứu địa chất công trình (Geological Engineering Survey), bản vẽ Autocad, Mathcad.

Kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng (Mannual), Chi tiết vận hành máy móc, Bản địa hóa (Localization).

Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm: Hợp đồng kinh tế (Economic contract), Quy tắc bảo hiểm (Wording), Các thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision) của Bộ tài chính.

Du lịch, Khách sạn: Hướng dẫn du lịch, Đào tạo nghiệp vụ.

Y học: Các dự án y tế, Các thiết bị y tế (Medical equipment), Các văn bản, quy định của Bộ y tế.

Công nghệ thông tin: Phần mềm máy tính (Software), Bản địa hóa phần mềm (Localization).

Văn bản pháp quy: Luật (Law), Thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision), Văn bản hướng dẫn luật  (Legal document) của Chính phủ, Nhà nước.

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành là gì?

Dịch thuật tài liệu chuyên ngành là dịch thuật một nội dung dành riêng cho 1 đối tượng cụ thể nào đó. Khác với dịch thuật các tài liệu thông thường dịch thuật chuyên ngành đi chuyên sâu vào hệ thống từ vựng cũng như văn phạm và nghiệp vụ của riêng một ngành nào đó.

Nhìn chung, hệ thống ngữ pháp và cấu trúc câu trong ngoại ngữ chuyên ngành không khác gì chương trình đã được học ở phổ thông, nhưng cách ứng dụng của nó thì cụ thể hơn nhiều. Ở bậc học phổ thông chúng ta được học phẩn văn phạm rất tổng quát, còn với ngoại ngữ chuyên ngành, nó được vận dụng 1 cách chi tiết và chuyên sâu vào các nội dung riêng biệt của từng chuyên ngành. Công ty Dịch thuật Việt Nam nhận dịch thuật các tài liệu chuyên ngành các ngôn ngữ sau: Dịch thuật tài liệu chuyên ngành đa ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt và ngược lại, với trên 35 ngôn ngữ. Dịch tiếng Anh chuyên ngành Dịch tiếng Pháp chuyên ngành Dịch tiếng Trung chuyên ngành Dịch tiếng Nhật chuyên ngành Dịch tiếng Hàn chuyên ngành Dịch tiếng Đức chuyên ngành Dịch tiếng Nga chuyên ngành Và nhiều ngôn ngữ khác theo các chuyên ngành khác nhau khi khách hàng yêu cầu…..