Hiện nay, cùng với xu thế dịch chuyển sang nền kinh tế số, thị trường nhân lực Nhật Bản nói riêng và thế giới đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế lập trình hệ thống nhúng và IoT. Chương trình đào tạo Hệ thống nhúng thông minh và IoT được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trên. Cử nhân/thạc sỹ sau khi tốt nghiệp sẽ được định hướng để làm việc tại Nhật Bản, thế giới hoặc các công ty nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.
Hiện nay, cùng với xu thế dịch chuyển sang nền kinh tế số, thị trường nhân lực Nhật Bản nói riêng và thế giới đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế lập trình hệ thống nhúng và IoT. Chương trình đào tạo Hệ thống nhúng thông minh và IoT được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trên. Cử nhân/thạc sỹ sau khi tốt nghiệp sẽ được định hướng để làm việc tại Nhật Bản, thế giới hoặc các công ty nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.
Để triển khai một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra trong Đề án “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường Đại học Bách khoa giai đoạn 2006 – 2030”, nhằm tăng cường gắn kết giữa Nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội, giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) với sản xuất kinh doanh, đồng thời nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu đào tạo và nghiên cứu theo nhu cầu của xã hội mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho hệ thống đại học Việt Nam, ĐHBK Hà nội chủ trương xây dựng hệ thống doanh nghiệp trong trường Đại học. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống doanh nghiệp Nhà trường là đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư nghiên cứu sáng tạo và thử nghiệm, “ươm tạo” công nghệ mới; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học; triển khai sản xuất các sản phẩm công nghệ cao; bồi dưỡng, truyền bá áp dụng công nghệ tiên tiến; đào tạo thích nghi và đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ.
Với định hướng chiến lược thành lập Hệ thống Doanh nghiệp trong Nhà trường là nhằm huy động các nguồn lực của nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào quá trình nghiên cứu, ươm tạo và thương mại hoá các sản phẩm Khoa học - Công nghệ của nhà trường. Các nhà khoa học trở thành chủ thể góp vốn, trí tuệ và công sức xây dựng doanh nghiệp.
Việc tổ chức mạng lưới các doanh nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội theo mô hình mới trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà trường và các tập thể, cá nhân các nhà khoa học được coi là giải pháp duy nhất tạo động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI (BK-Holdings)
Triển khai đề án: “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2006 – 2030”, với mục tiêu phấn đấu “xây dựng ĐHBK Hà Nội thành Trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia về khoa học & công nghệ, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đạt trình độ và chất lượng khu vực và thế giới; là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với xã hội và các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp, tài chính trong và ngoài nước”, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 24/03/2008 trường ĐHBK Hà Nội đã công bố thành lập công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings). Đây là mô hình doanh nghiệp lần đầu tiên được phép thành lập tại một trường Đại học ở Việt Nam.
Chức năng và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty:
Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội
Số 15A Tạ Quang Bửu, phường Bách khoa, quận Hai Bà Trưng, HN
Tầng 5 nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, phường Bách khoa, quận Hai Bà Trưng, HN
Công ty TNHH Trung Tâm sản xuất sạch Việt Nam
Phòng 400 nhà C10 trường Đại học Bách khoa HN
Công ty cổ phần thân thiện môi trường Bách khoa
D6-B Trường Đại Học Bách khoa HN
Công ty TNHH MTV Tư vấn & chuyển giao công nghệ Bách khoa (BKContech Co.,Ltd.)
Tầng 2, nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa. HN
Công ty Cổ phần Công nghệ Vật liệu và Thiết bị Bách khoa Hà Nội
P408, tầng 4 nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, phường Bách khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ khí Chính xác
Nhà C8B, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, HN
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu
http://www.taquangbuu-bk.edu.vn
Tòa nhà C, số 92 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đây là ý kiến của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Nguyễn Văn Phong tại Hội thảo Khoa học “Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp” do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức vào sáng ngày 9/5.
Hội thảo nằm trong kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Đề án thuộc Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.
Toàn cảnh Hội thảo Khoa học “Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp”
Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Giáo sư Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Cùng Phó giáo sư Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cùng dự còn có lãnh đạo các viện nghiên cứu; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội; các giáo viên trực tiếp dạy nội dung Giáo dục địa phương trong các trường phổ thông và nhiều chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết trên địa bàn.
Triển khai giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều khó khăn
Tiến sĩ Đỗ Hồng Cường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Đỗ Hồng Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết:
"Trong những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội.
Năm 2023 là năm thứ 3 Hà Nội thực hiện dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, bởi những lý do chủ quan và khách quan”.
Hội thảo được tổ chức nhằm có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chương trình, tài liệu nhằm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên, giúp giáo viên dạy tốt nội dung giáo dục địa phương thành phố Hà Nội. Từ đó, hướng đến thực hiện nhiệm vụ mà thành phố giao cho Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo giáo viên dạy môn Hà Nội học trong các trường phổ thông trên địa bàn thành phố.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo
Trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, Chủ nhiệm Đề án 1209, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, ban tổ chức hội thảo đã nhận được 28 bài tham luận. Trong đó, các bài viết tập trung vào 2 chủ đề: Một số vấn đề chung về Hà Nội học và giáo dục địa phương thành phố Hà Nội; thực trạng và giải pháp dạy giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các trường phổ thông hiện nay.
Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, hầu hết tham luận cùng nêu lên những khó khăn chung khi triển khai việc dạy và học nội dung giáo dục địa phương từ khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ thực tế trên, các tham luận đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó cần giải quyết sớm về vấn đề tài liệu học, vấn đề bồi dưỡng giáo viên...
“Qua 28 bài tham luận gửi đến hội thảo cùng với 3.077 phiếu khảo sát, chúng tôi đã bước đầu có những cơ sở để đánh giá thực trạng dạy giáo dục địa phương của Hà Nội hiện nay. Mục đích hướng đến giáo dục địa phương của Hà Nội phải là một môn khoa học, được đối xử công bằng trong nhà trường, và môn học này sẽ giúp học sinh thêm yêu Hà Nội, là nguồn nhân lực trẻ có khát vọng vươn lên thực hiện các nhiệm vụ cao cả mà Đảng và nhân dân cả nước giao trách nhiệm cho Thủ đô” - Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Không giảng dạy giáo dục địa phương theo kiểu "cào bằng"
Giáo sư Phùng Hữu Phú phát biểu ý kiến tại hội thảo
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Giáo sư Phùng Hữu Phú đặc biệt đánh giá cao ý nghĩa và các ý kiến tham luận tại hội thảo. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục Hà Nội học trong chương trình phổ thông của Hà Nội hiện nay. Trong đó, giáo dục địa phương của Hà Nội phải là giáo dục Hà Nội học cho học sinh phổ thông, không được triển khai đào tạo, giảng dạy theo kiểu "cào bằng".
Theo Giáo sư Phú, không chỉ dừng lại ở đào tạo giáo viên giảng dạy Hà Nội học, mà phải hướng đến giảng dạy Hà Nội học cho học sinh phổ thông của Hà Nội; Tập trung xây dựng Hà Nội học thành bộ môn khoa học mũi nhọn để giảng dạy cho học sinh phổ thông. Và Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phải phát huy được vai trò của mình là trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo mạnh về Hà Nội học của Thủ đô.
Trên cơ sở đó, ông kiến nghị Thành ủy Hà Nội sớm có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa chương trình giáo dục địa phương trở thành môn Hà Nội học trong chương trình phổ thông; đồng thời, Thành ủy sớm ban hành chủ trương để phát triển ngành Hà Nội học.
Đề xuất đưa Hà Nội học trở thành một môn học của hệ thống giáo dục Thủ đô
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu ý kiến tham luận tại hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội - Nguyễn Văn Phong đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại đối với chương trình giáo dục địa phương của Hà Nội hiện nay.
Theo đó, ông Phong đánh giá chương trình chưa toàn diện, chưa nêu được đặc trưng của của thành phố Hà Nội và không có sự gắn kết với các môn học khác.
Ông Phong cho rằng, nguyên nhân sâu xa của thực tế này là do nguồn tài liệu, chuyên gia liên quan tới Hà Nội rất nhiều; Trong khi hội đồng thẩm định, nghiệm thu lại quá đơn giản, gần như phó mặc cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Do đó, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phải điều chỉnh lại các nội dung giáo dục địa phương đang xây dựng. Trong đó, chú trọng 4 yếu tố “linh hoạt, yếu tố động, yếu tố mở và yếu tố thời đại”. Ông Phong nhấn mạnh, trong chương trình giáo dục địa phương do Sở Giáo dục và Hà Nội đang xây dựng, những yếu tố trên còn mờ nhạt, đặc biệt yếu tố thời đại.
Đối với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, ông Phong đề nghị nhà trường cần chú trọng truyền tải các thông tin, kiến thức về Hà Nội học cho sinh viên. Trong đó, nhà trường cần xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới, xác định các nhóm ngành đào tạo mũi nhọn về đào tạo giáo viên cho Thủ đô; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, xã hội và nhân văn của Hà Nội. Trong đó, xác định Hà Nội học phải trở thành môn học mũi nhọn trong chương trình nghiên cứu và đào tạo của nhà trường.
Cùng với đó, nhà trường cần tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính địa phương mà Hà Nội đang phải đối mặt như thách thức về đô thị hóa, dân số tăng nhanh… để từ đó góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh.
Cuối cùng, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định sẽ sớm có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đề nghị cho phép thành phố Hà Nội giảng dạy Hà Nội học là một môn học của hệ thống giáo dục Thủ đô.
Đồng thời, yêu cầu Sở Giáo dục và Hà Nội sớm có tổng kết đánh giá về việc thực hiện giảng dạy môn giáo dục địa phương của Thủ đô; Sớm có hướng dẫn tới các nhà trường để chủ động hơn trong việc thực hiện.