Tiền Đóng Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện

Tiền Đóng Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện

Tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tại Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau:

- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn

- Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau:

+ Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện

+ Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện

+ Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện

Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023

Pháp luật quy định mức thu nhập tháng tối thiểu và tối đa người lao động lựa chọn đóng BHXH tự nguyện buộc người tham gia phải tuân theo. Căn cứ vào quy định này, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 cụ thể như sau:

Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn từ ngày 1/1/2022 là 1,5 triệu đồng/tháng.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.

Từ 1/7/2023 dự kiến mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở và được chia làm 2 mốc thời gian như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa đến 30/6/2023 là:

22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.

Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1/7/2023 là:

22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 có hai điểm đáng chú ý so với năm 2022. Đó là: tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối đa cho người tham gia BHXH tự nguyện do tăng lương cơ sở; năm 2023 người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHTN với mức đóng 1% và không còn được hỗ trợ mức đóng 0% do dịch bệnh Covid-19 giống như năm 2022.

Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau: - Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn - Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau: + Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện + Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện + Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH. Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 Pháp luật quy định mức thu nhập tháng tối thiểu và tối đa người lao động lựa chọn đóng BHXH tự nguyện buộc người tham gia phải tuân theo. Căn cứ vào quy định này, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 cụ thể như sau: Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn từ ngày 1/1/2022 là 1,5 triệu đồng/tháng.  Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 Từ 1/7/2023 dự kiến mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở và được chia làm 2 mốc thời gian như sau: Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa đến 30/6/2023 là: 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1/7/2023 là: 22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng. Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 có hai điểm đáng chú ý so với năm 2022. Đó là: tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối đa cho người tham gia BHXH tự nguyện do tăng lương cơ sở; năm 2023 người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHTN với mức đóng 1% và không còn được hỗ trợ mức đóng 0% do dịch bệnh Covid-19 giống như năm 2022.

TPO - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó mức hỗ trợ cao nhất lên đến 50%.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 cùng thời điểm luật sửa đổi có hiệu lực.

Tại dự thảo nghị định, quy định chi tiết mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ảnh: Minh Thảo.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 2 Điều 31 và khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội.

Cơ quan soạn thảo đề xuất hai phương án Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, phương án 1, mức hỗ trợ bằng 50% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 40% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thuộc dân tộc thiểu số; bằng 20% đối với các đối tượng khác.

Phương án 2, mức hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thuộc hộ nghèo, người thuộc dân tộc thiểu số; bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thuộc hộ nghèo; bằng 20% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thuộc dân tộc thiểu số; bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc nhiều đối tượng được hỗ trợ ở nhiều mức khác nhau thì được hỗ trợ theo mức cao nhất.

Khuyến khích các địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm.

Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần.

Người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2, Điều 169 Luật Lao động nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm (60 tháng) thì được đóng cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.

Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề…