“Quy chế đối thoại” – sự sáng tạo của ASEAN
“Quy chế đối thoại” – sự sáng tạo của ASEAN
Sáng ngày 05/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tiếp và làm việc với ông Kato Katsunobu, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Kato Katsunobu.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự vui mừng khi được gặp lại ông Kato Katsunobu tại Hà Nội vào đúng thời điểm hai nước Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Bộ trưởng cho biết: Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, quan hệ lao động giữa Việt Nam – Nhật Bản đang từng bước được kết nối lại và có những kết quả tích cực trong thời gian gần đây.
Liên quan đến việc nghiên cứu, sửa đổi quy định tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài tại Nhật Bản, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự tin tưởng, với tinh thần cầu thị và nhận định rõ xu hướng phát triển lĩnh vực nguồn nhân lực trên thế giới, phía Nhật Bản sẽ sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, để tạo dựng môi trường làm việc cho người bản địa cũng như người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản ngày càng tiến bộ, công bằng và hợp lý. Trong đó, cần thực sự đảm bảo các quyền của người lao động nước ngoài về thu nhập, bảo hiểm, các chế độ phúc lợi; đảm bảo các quyền chuyển đổi công việc một cách hợp lý, hài hòa lợi ích của cả chủ sử dụng và người lao động.
Đối với Chương trình lao động kỹ năng đặc định, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, song Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có số lượng thực tập sinh và người lao động lớn tại Nhật Bản. Điều này là minh chứng rõ nhất cho sự phù hợp của mối quan hệ lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản. Và hy vọng trong thời gian tới, hai bên sẽ tích cực chuẩn bị tốt cho các kỳ thi kĩ năng nghề, ngoại ngữ, dành cho thực tập sinh và người lao động đi làm việc theo chương trình này.
Còn Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA) được triển khai từ năm 2012. Đến nay, hai bên đã hợp tác tổ chức 11 khóa đào tạo các ứng viên tại Việt Nam, đưa được 1.696 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản. Các ứng viên Việt Nam sau khi sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản được các cơ sở tiếp nhận, viện dưỡng lão Nhật Bản đánh giá cao về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tính cách, ý thức tích cực trong công việc...
“Được biết, hiện nay Nhật Bản đang rất thiếu lao động làm việc trong môi trường điều dưỡng và hộ lý. Tuy nhiên số lượng ứng viên đăng ký tham gia chương trình liên quan đến nhóm ngành này chưa được cao, do đây là ngành đặc thù mà đòi hỏi người lao động cần có chuyên môn tốt. Do đó, đề nghị phía Nhật Bản cần có các cơ chế đãi ngộ hợp lý, tương xứng hơn để thu hút được nhiều ứng viên Việt Nam tham gia chương trình này” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi.
Về phía Nhật Bản, ông Kato Katsunobu - Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã dành thời gian tiếp đón đoàn.
Ông Kato Katsunobu cho biết: Hiện nay, Nhật Bản đang triển khai việc nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật hiện hành liên quan đến Chương trình tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài sang Nhật Bản thực tập và làm việc (chương trình khung). Trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi quy định này, hội đồng chuyên gia Nhật Bản đặc biệt chú ý tới mục tiêu chuyển giao kỹ thuật, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, không chỉ đóng góp nhân lực cho Nhật Bản mà còn cho cả quốc tế.
Đối với vấn đề thay đổi chương trình thực tập sinh kỹ năng và lao động kỹ năng đặc định Bộ trưởng Kato Katsunobu chia sẻ, Nhật Bản đang hướng tới xây dựng một hệ thống mới để “bảo vệ và phát triển” nguồn nhân lực.
“Đây được coi là bước ngoặt mới của Nhật Bản trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Sắp tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện báo cáo cuối cùng trình Chính phủ Nhật Bản về những thay đổi của chương trình thực tập kỹ năng này’’ - Bộ trưởng Kato Katsunobu nhấn mạnh.
Cuối buổi tiếp, hai Bộ trưởng đã đồng ý với việc phía Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản sẽ thường xuyên trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình hợp tác giữa các bên để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thời gian tới đây./.
Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tổ chức thi tuyển 05 chuyên viên nghiên cứu đối ngoại:
Ghi chú: Tổ chức thi chuyên ngành Luật quốc tế khi có đủ số lượng thí sinh bảo đảm cạnh tranh. Trường hợp không đủ số lượng để tổ chức thi hoặc qua kỳ thi không có thí sinh đạt kết quả thì chỉ tiêu này chuyển cho chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Luật (ưu tiên Luật quốc tế), Kinh tế quốc tế; không quá 35 tuổi (tính đến 01/5/2022).
- Bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị để làm công tác đối ngoại; sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp (nam 1m65 trở lên, nữ 1m55 trở lên); không nói ngọng, nói lắp. Ưu tiên người có kinh nghiệm về lĩnh vực đối ngoại.
- Chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn theo quy định đến ngày nộp hồ sơ:
+ Ngoại ngữ chính là tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6,5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.
+ Ngoại ngữ chính là tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên.
+ Ngoại ngữ khác: không yêu cầu bắt buộc.
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung (3 môn)
- Kiến thức chung (trắc nghiệm trên giấy, 60 phút): Kiểm tra kiến thức về hệ thống chính trị; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương.
- Tin học văn phòng (trắc nghiệm trên giấy, 30 phút).
- Ngoại ngữ (trắc nghiệm trên giấy, 30 phút): Trình độ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GDĐT (tương đương B1 châu Âu).
- Các trường hợp được miễn thi:
+ Tin học: Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
+ Ngoại ngữ: một trong các trường hợp: (i) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; (ii) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc các cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; (iii) Dự thi vị trí yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp đã nộp chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu dự tuyển.
Nguyên tắc xét: Đạt 50% điểm cho từng môn thi được dự thi Vòng 2.
2. Vòng 2: Đánh giá năng lực chuyên môn và phẩm chất cá nhân
- Hình thức thi: Viết và phỏng vấn.
+ Phần I: Thi viết chuyên ngành với 2 bài viết (180 phút/bài) gồm Môn chuyên môn phù hợp vị trí dự tuyển và Môn Ngoại ngữ chuyên ngành.
Thí sinh đạt từ 50% điểm trở lên của từng bài thi và mỗi nội dung thi đủ điều kiện dự thi Phần II.
+ Phần II: Phỏng vấn (30 phút) kiểm tra kiến thức chung, tình hình trong nước, quốc tế; kiến thức chuyên ngành; kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng mềm… bằng tiếng Việt và ngoại ngữ chuyên ngành.
Tổng điểm vòng 2 là điều kiện được xem xét để tuyển dụng.
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THI TUYỂN DỰ KIẾN
1.1. Nhận hồ sơ, thu lệ phí thi; sơ tuyển: 7/1/2022.
1.2. Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 1: 11/1/2021 (đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Đối ngoại Trung ương tại www.bdntw.org.vn).
1.3. Tổ chức gặp mặt thí sinh để thông tin, hướng dẫn về kỳ thi; phát thẻ dự thi: 13/1/2022.
1.5. Công bố kết quả Vòng 1 và danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2: 27/1/2022.
1.6. Thi Vòng 2, phần I (viết): 19/2/2022.
1.7. Công bố kết quả phần I, Vòng 2 và danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi phần II, Vòng 2: trước ngày 10/3/2022.
1.8. Thi Vòng 2, phần II: 26-27/3/2022.
1.9. Thông báo kết quả tuyển dụng: Tháng 4/2022.
2. Địa điểm: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, số 1 Hoàng Văn Thụ, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ PHÍ THI TUYỂN
Bước 1: Thí sinh khai thông tin trực tuyến tại https://bitly.com.vn/igiq9i từ ngày 7/12/2021-6/1/2022. Thí sinh sử dụng 1 tài khoản google hoặc địa chỉ gmail để đăng ký dự tuyển và nhận thông tin trong suốt kỳ thi.
Bước 2: Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Đối ngoại Trung ương Đảng vào ngày 7/1/2022 (sáng từ 8 giờ 30-11 giờ , chiều từ 14 giờ - 16 giờ 30) gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu đăng tại Trang Thông tin điện tử tổng hợp www.bdntw.org.vn).
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh cỡ 4x6cm và dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao (không yêu cầu chứng thực): giấy khai sinh; chứng minh nhân dân/căn cước công dân; văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm bậc đại học trở lên; các bằng khen, giải thưởng, giấy chứng nhận thành tích (nếu có).
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp đại học trở lên ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (có thể nộp sau khi trúng tuyển).
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
- 03 ảnh 3x4 chụp trong 6 tháng gần nhất.
2. Phí dự tuyển: 500.000 đồng/hồ sơ (thực hiện theo Thông tư 228/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).
Lưu ý: Không hoàn trả hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển.
Địa chỉ: Số 1 Hoàng Văn Thụ, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 080.44297 / 024.38231647 (giờ hành chính từ thứ 2-thứ 6 hằng tuần).
Trang Thông tin điện tử tổng hợp: www.bdntw.org.vn.
Email: [email protected].