Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Để đến được bản Phố, bạn phải đi qua những cung đường uốn lượn, sát với sườn núi Hoàng Liên tầm 4km sẽ đến được với bản Phố. Ngay dưới con đường là lung lũng một màu xanh ngát của ngô, của lúa, bên đường lại là những khoảng rừng mận Tam hoa lúc lỉu những quả là quả, trĩu nặng cả cành.
Ngay từ xa đã nhìn thấy bản Phố tựa như một bức tranh thủy mặc – đẹp và vô cùng sinh động. Trong màu xanh bao la của ngàn núi vạn rừng những nếp nhà nhỏ xinh của người H’Mông như những chiếc tổ chim nép mình vào sườn núi.
Bản Phố, Lào Cai đã từ lâu đã là nơi sinh sống của bao thế hệ người H’Mông với khoảng hơn 500 hộ có tổng trên 3.000 nhân khẩu. Những ngôi nhà của người H’Mong là nhà trệt với kiến trúc theo lối xứ lạnh. Những ngôi nhà được xây ở trên cao, bám vào sườn núi, vách đá, nền nhà sẽ thấp hơn và cũng kín gió hơn. Nguyên, vật liệu xây dựng chủ yếu là từ gỗ, luôn có một lò sưởi được đặt trong nhà, dùng cho nấu nướng và sưởi ấm cả căn nhà.
Người H’Mong lấy thực phẩm từ những nương rẫy canh tác theo kiểu du canh, từ những ruộng bậc thang lúa nước, trồng lanh dệt vải, trồng những cây thuốc. Sản phẩm thủ công của người H’Mong độc đáo nhất phải kể đến món “rượu ngô Bản Phố” – những ly rượu đã nổi danh nhiều nơi.
Rượu bản Phố không cần những quá trình phức tạp tuy nhiên để tạo ra hương vị đúng chuẩn bản Phố thì chỉ có nơi đây mới làm được. Theo những người dân nơi đây, để có được một ly rượu bản Phố thơm ngon trước tiên phải dùng ngô được trồng và phát triển ở đây ngâm cùng với nước suối ở Hang Dể để trong sương lạnh. Không chỉ vậy phần men rượu phải được làm từ hạt hoa hồng my – loài hạt gần giống hạt kê nhưng có mùi thơm vô cùng đặc biệt, được trồng xen kẽ trên nương ngô.
Sau khi ủ kỹ ngô được cho vào nồi hấp và cuối cùng thành quả là những ly rượu hơi ánh vàng, thơm lừng mùi ngô lại rất êm. Ngày nay rượu ngô đã trở thành một đặc sản nổi tiếng trên mọi miền đất nước và nghề nấu rượu đã trở thành nghề làm nên thu nhập của nhiều hộ dân nơi đây.
Xem thêm: Chợ tình Sapa – Nét đẹp văn hóa của vùng núi Tấy Bắc
Đến với bản Phố bạn còn được thưởng thức món thịt xông khói của rượu ngô thơm ngon vô cùng và cả món mèn mén, thắng cố trứ danh. Ngoài ra còn có những giỏ mận tươi rói, ngon ngọt của dân bản hái về còn đẫm sương mai sẵn sàng cho bạn thưởng thức.
Nếu đến đây vào dịp lễ tết bạn còn được thưởng thức điệu múa của những cô gái người H’Mong cùng những câu hát giao duyên, những tiếng khèn, đàn môi vang lên dìu dặt, tha thiết, vang vọng cả một góc rừng.
Trong cái tiết trong trẻo của sáng sớm vùng cao, còn gì bằng thưởng thức những ly rượu, nhâm nhi những miếng thịt gác bếp ngọt dai và nghe điệu khèn “Ai đi bản Phố, ai về tới Sima, rượu ngô cùng thưởng, nhớ Tây Bắc, nhớ người H’Mong ta,…”
Nếu có dịp khám phá khu vực Lào Cai ngoài du lịch Sapa bạn hãy một lần đến với bản Phố để thưởng thức những đặc sản có một không hai nơi đây, đồng thời tha hồ hít hà cái không khí trong lành, mát lạnh của vùng cao để cảm nhận hết được vẻ đẹp núi rừng tây bắc.